Strict Standards: Declaration of mosDMDocument::load() should be compatible with JTable::load($keys = NULL, $reset = true) in /home/chuvanan/public_html/administrator/components/com_docman/docman.class.php on line 0

Strict Standards: Declaration of mosDMDocument::save() should be compatible with JTable::save($src, $orderingFilter = '', $ignore = '') in /home/chuvanan/public_html/administrator/components/com_docman/docman.class.php on line 0

Strict Standards: Declaration of mosDMDocument::move() should be compatible with JTable::move($delta, $where = '') in /home/chuvanan/public_html/administrator/components/com_docman/docman.class.php on line 0

Strict Standards: Declaration of mosDMDocument::publish() should be compatible with JTable::publish($pks = NULL, $state = 1, $userId = 0) in /home/chuvanan/public_html/administrator/components/com_docman/docman.class.php on line 0

Strict Standards: Declaration of mosDMCategory::getInstance() should be compatible with JTable::getInstance($type, $prefix = 'JTable', $config = Array) in /home/chuvanan/public_html/administrator/components/com_docman/docman.class.php on line 0

Strict Standards: Declaration of JParameter::loadSetupFile() should be compatible with JRegistry::loadSetupFile() in /home/chuvanan/public_html/libraries/joomla/html/parameter.php on line 0
Bài viết

Bài viết (7)

Thứ sáu, 04 Tháng 6 2021 02:28

ANH EM ONG NHAT LINH

Written by

ANH EM ÔNG NHẤT LINH VÀ TRƯỜNG BƯỞI (Chu Văn An)

Nguyễn Tường Tâm (CVA 1964)

(Trích thuật từ cuốn “Việt Nam Một Thế Kỷ Qua, Hồi Ký cuốn I” của Bác sĩ Nguyễn Tường Bách, Hồi ký của bà Nguyễn Thị Thế, em ruột Nhất Linh, “Chân dung Nhất Linh” của Nhật Thịnh và cuốn cuốn “Sống và Viết với…Nhất Linh và mười một nhà văn khác” của Nguien Ngu Í được tác giả viết nguyên văn theo lời thuật của Nhất Linh)

Bác sĩ Nguyễn Tường Bách, em thứ 7 (út) của nhà văn Nhất Linh nhập học trường Bưởi năm 1929. Trong Hồi Ký cuốn I, ông mô tả trường Bưởi cùng không khí trong trường cũng như ngoài xã hội vào năm 1929 & 1930 như sau:

Trường Bưởi năm 1929.

Hồi ký Ng Tường Bách trang 33: Năm 1929, tôi thi vào trường Bưởi, tên chính thức là Trung Học Bảo Hộ. Chỉ có mỗi con đường này thôi, vì nếu không thi đỗ tất phải theo học tại những trường tư thục, như Thăng Long, Gia Long, vừa tốn tiền vừa không dễ thi lấy được bằng Thành Chung. Còn trường Albert Sarraut, trường trung học cao cấp, thì rất khó xin vào, tiền học rất cao, thường chỉ có người Pháp hay một số ít gia đình giầu có đặc biệt mới có con em vào học.

Trường Bưởi gồm mấy tòa nhà ba tầng, quét vôi mầu vàng, nằm ngay bên cạnh Hồ Tây, và một bên là đường xe điện chạy lên Bưởi. Từ đường Quan Thánh đi lên, một bên là phủ Toàn Quyền, với đằng sau là vườn Bách Thú (tên gọi hồi ấy). Một chòi lính canh sơn mầu tam tài đứng ngay cạnh lối vào vườn.

Nếu rẽ sang bên Hồ Tây, thì qua đền Quan Thánh, sẽ bước vào con đường lịch sử: đường Cổ Ngư, nằm giữa hai mặt hồ Trúc Bạch và Hồ Tây. Con đường nên thơ này không rõ có từ bao giờ, nhưng hồi đó nó đã là một chỗ dạo chơi của người Hà Nội, nhất là về mùa hè nóng nực, là một nơi để bơi lội. Chiều tới, nhiều cánh buồm phất phơ trên mặt nước mênh mang mãi tới rặng cây Nghi Tàm xa xa – một cảnh tượng êm đềm.

Người thi vào trường Bưởi rất đông, nhưng năm đó chỉ chọn lấy 130 người. Hi vọng mỏng manh, gia đình khuyến khích thì tôi đi thi xem sao, không ngờ lại may mắn “trúng tủ”, tôi đỗ số 28, nhờ ở bài Pháp văn.

Để đón tiếp ngày vào trường, ở nhà may cho một cái áo dài trắng, và một áo the mới. Dạo đó, chưa có mốt mặc quần áo tây. Thành ra, học trò nào cũng xúng xính như những ông đồ nho, trông đạo mạo như ông cụ non.

Ngày khai trường, học trò mới qua cổng lớn tụ tập ở sân trường, giữa những gốc bàng và gốc sấu cao. Người đầu tiên chúng tôi gặp là một ông giáo sư Pháp cao lênh khênh, cưỡi một cái xe đạp không tương xứng với thân hình. Nhưng ông này xem có vẻ thân thiện, mỉm cười trước những học trò còn ngơ ngác. Sau này mới biết tên là Foulon, giáo viên địa dư và lịch sử.

Một ông khác mập hơn, vẻ mặt nghiêm khắc hơn, tới bắt chúng tôi xếp hàng và đứng im để đợi viên hiệu trưởng tới huấn thị. Chúng tôi đã nghe đồn ông Autigeon có tiếng là nghiêm khắc khó xơi, nên hồi hộp đứng chờ.

Một lát, một người mập, to ngang, mặt tròn từ trong bước ra thềm. Mọi người đều răm rắp bỏ mũ. Hiệu trưởng đưa mắt gườm gườm ngang trên đám học trò mới, rồi cất giọng nói ồm ồm không chút cảm tình, về kỷ luật, về những điều phải tuân thủ. Không biết những bạn khác nghĩ ra sao, chứ riêng tôi thấy khó chịu và cả không khí chung quanh nặng nề khó thở.

Một bầu không khí thực dân…tôi nghĩ. Tôi liên tưởng đến những truyền đơn, báo bí mật và những tiếng đồn về các hội kín chống Pháp. Trong đầu óc tôi, Autigeon, tuy chỉ là một ông đốc trường, nhưng cũng là một nhân vật tiêu biểu đáng ghét. Từ ngày ấy, đối với nhà trường, tự nhiên tôi đã không có thiện cảm.

Cũng như mấy anh lớn trước đây, tôi đến trọ ở nhà một ông cụ trong làng Bưởi. Ở đây, thường thường được ăn cá tươi do ông bắt được bằng đinh ba, ban đêm – vì chính ông lại là người coi cá ở hồ này. Ở đây, một bạn học năm thứ ba có đến tìm tôi, và đưa một tờ truyền đơn ký tên là “Thanh niên Ái quốc,” rủ tôi vào một tiểu tổ lúc đó thành lập ngay trong trường. Tôi tỏ ý tán thành. Anh hẹn sẽ liên lạc sau này khi có công việc cần làm. Nhưng sau, tình hình khẩn trương. Mật thám đã chú ý khắp nơi, và mọi tiếp xúc đều phải tạm ngừng. Không bao lâu sau là cuộc khủng bố lớn đối với Việt Nam Quốc Dân Đảng. Từ đó tôi không gặp lại người bạn ấy, và nghe nói có mấy người lớp trên bỏ học.” Mấy giòng cuối cho thấy không khí trong Trường Bưởi thời cuối 1929 đầu 1930.

Ở trang 37, BS Bách mô tả không khí tại Hà Nội nơi có trường Bưởi. “Chính trong thời gian đó, anh Tam (Nhất Linh) từ Pháp trở về với cái bằng Cử nhân Vật lý học…Đường Giám. Một ngày tháng 2 năm 1930. Đầu xuân, trời hơi lạnh. Buổi tối, độ chín mười giờ. Ánh sáng vàng khè của mấy ngọn đèn điện lù mù chiếu trên đường phố vắng tanh. Bên kia đường, dẫy tường gạch, đằng sau là Văn Miếu tối om om.

Bà tôi, mẹ tôi đã đi ngủ. Nhớ lại, còn ngồi trên gác đọc sách có anh Tam, anh Sáu (Thạch Lam) và tôi. Anh Cả (Tường Thụy) đi làm ca đêm vắng nhà. Chung quanh im lặng. Bỗng, đột ngột, vẳng từ xa đến mấy tiếng nổ, xem ra lớn hơn tiếng súng thường.

Tiếng gì đây? Mọi người sửng sốt. “Súng? Bom, tạc đạn?” Trong thời kỳ bất thường này, chúng tôi nghĩ ngay đến một cuộc nổi dậy. Anh Tam chạy ra phía cửa sổ, hé mở cánh cửa nghe ngóng. Vài tiếng nổ thêm, lác đác. Trong thâm tâm, chúng tôi hi vọng đây sẽ là một cuộc tấn công lớn của Cách mệnh; đều khát vọng cuộc khởi nghĩa sẽ đưa tới chấm dứt sự thống trị hung tàn của thực dân, dành được độc lập tự do cho dân tộc. Tiếng nổ hình như vọng tới từ trên, phía bờ sông. Nhưng rất nhanh, im lặng lại trở lại.

Chung quanh có tiếng xì xào. Có người chạy ra ngoài đường để quan sát. Nhưng qua độ mươi lăm phút, đã thấy tiếng ồn ào khắp nơi. Rồi đến những tiếng quát tháo chung quanh, tiếng gót giầy nặng chình chịch từ phố bên tới.

Vội vàng chúng tôi đóng cửa sổ lại. Qua khe cửa, thấy một tốp lính cao lớn – chắc là Lê Dương (legion – lính đánh thuê) chạy rầm rập vào phố, dừng lại, xem xét chung quanh, rồi cắt lính cầm lưỡi lê gác đầu và cuối đường. Anh em chúng tôi chờ một thời gian, không thấy có động tịnh gì khác, lại đặt mình xuống giường. Không ai nói với ai một câu nào, nhưng đều biết là suốt đêm trằn trọc không ngủ được. Có lẽ ai cũng đã cảm thấy thất vọng sâu xa.

Buổi sáng sớm, anh Thụy mới về đến nhà. Anh nói là trên đường phố vắng ngắt, vì vừa mới giới nghiêm. May anh có tấm căn cước nhà Bưu chính cấp cho, nên cũng thuận lợi trên đường.

Hôm sau, mới biết là mấy nhà cách mệnh đã ném tạc đạn vào bóp cảnh sát Hàng Đậu, định chiếm một số vũ khí, nhưng đã không thành công, và hai, ba người đã bị bắt. Mặc dầu thất bại, nhưng tấm gương anh hùng ấy vẫn luôn luôn in mãi trong trí óc anh em chúng tôi.

Rồi sau biết tin cuộc khởi nghĩa Yên Bái oanh liệt đã bị bọn thực dân đàn áp một cách tàn bạo, dã man. Bao nhiêu án tử hình, khổ sai đè lên đầu những người Việt bất khuất.” Có lẽ chính vì biến cố chính trị lớn lao này mà trong Hồi Ký Bác sĩ Bách ghi tiếp “Từ đó tôi không gặp lại người bạn ấy, và nghe nói có mấy người lớp trên bỏ học.”

Vốn đã không thích không khí nhà trường (BS Bách viết “tôi thấy khó chịu và cả không khí chung quanh nặng nề khó thở.”) và lại đã biết quan tâm tới tình hình đất nước (BS Bách viết “Một bầu không khí thực dân…tôi nghĩ. Tôi liên tưởng đến những truyền đơn, báo bí mật và những tiếng đồn về các hội kín chống Pháp.”), thì việc tác giả từ giã ngôi trường Bưởi không khiến độc giả bất ngờ. Trang 41 Hồi Ký ông viết “1931. Suy nghĩ vài tháng rồi, tôi lấy một quyết định nguy hiểm: bỏ học về nhà. Tôi sợ nói ra, mẹ tôi và các anh chị sẽ phê bình tới tấp và sẽ ngăn cản. Vì có ai dại mà bỏ đi một trường học tốt như vậy, không dễ thi vào. Và nếu tự học thì có làm nổi không, bằng Tú Tài đâu phải dễ lấy; mà tôi lúc này mới lên năm thứ hai (lớp 6 bây giờ). Khác hẳn với dự đoán của tôi, các anh tôi chẳng ai cho là việc đáng bàn, còn mẹ tôi sau khi do dự, cũng bằng lòng…Tôi vác đơn xin thôi học, không ngờ, một ông giáo người Pháp xưa nay có tiếng là ác, bắt học trò phải ngồi im như phỗng trong khi ông giảng lịch sử, và bị tôi ghét nhất, xem đơn của tôi lại tỏ ra ân cần, giữ tôi ở lại:

-“Anh có gì khó khăn? Anh là một học sinh giỏi, có tương lai mà? Đừng nên bỏ trường.” ông nói.

-Thưa ông, vì gia đình tôi phải dọn về quê, nên rất tiếc không đi học ở đây được nữa,” tôi vin cớ giải thích.

-“Đáng tiếc thực. Sau này, có dịp trở lại, tôi sẽ nói với ông hiệu trưởng.”

Lúc này, tôi không thấy ông đáng ghét như trước. Thì ra, chỉ nhìn qua bề ngoài, không thể hiểu được tính cách của con người.

Sự thực, cớ chính là tôi ghét không khí nhà trường và cũng vì muốn tránh gò bó, hãy được tự do bay nhẩy đã, vì bản tính tôi cũng lười.”

Trang 43 “trở về Trại Cẩm Giàng…Tôi mua đủ các sách giáo khoa để tự học, kể cả cái tiếng Anh xa lạ.”

Vì không tiện ở nhà Thạch Lam và người chị ruột (nhà nhỏ), ông Bách ở trọ, một cuộc sống được ông mô tả ở trang 57 “Một lối sống thông thường cho học sinh thời ấy, tuy có vẻ kém nền nếp và lông bông dưới con mắt của một số người…Tôi đến ở với một số bạn, xem ra toàn là đồ quỷ sứ cả, tứ chiếng giang hồ - nghĩa là ở mấy nơi khác tới. Năm đó, thi bằng Tú tài phần thứ nhất, tôi đã “trượt vỏ chuối,” tuy đã “cuốc” bở hơi tai trước kỳ thi. Nguyên nhân là khi khẩu thí, gặp ông giám khảo hắc búa, bắt tôi đọc một đoạn truyện David Copperfield” của Dickens. Tôi gân cổ đọc, còn ông chỉ ngồi cười. Sau tôi mới hiểu, vì ông chẳng nghe hiểu gì hết với cái tiếng Anh lạ tai của tôi. Tất nhiên trượt, về nhà học lại…Một điều an ủi tôi là, trong số anh em cùng trọ, không chỉ có mình tôi đã trượt vỏ chuối, mà phần lớn cũng chung một số phận. Một chàng tên Nhung, trước ngày thi, chắc mẩm lần này sẽ đỗ bằng Thành Chung, sẽ về quê vinh qui bái tổ và cưới vợ ngay, nhưng lúc treo bảng lại không thấy tên mình, tuyệt vọng, về nhà bỏ cả bữa cơm và nằm lì suốt hai ngày không nói năng. Một chàng nữa, thi Tú Tài bản xứ phần thứ Hai, cũng bị đánh rớt, nhưng vẫn thản nhiên, tối đến cùng mấy bạn xuống phố Khâm Thiên để giải sầu. Xin nói rõ là trong bọn đó không có tôi, vì còn quá nhỏ tuổi, chưa đủ tư cách.

Thế là lại phải cuốc một năm nữa. Phải nhai lại những bài cũ, nhất là tiếng Anh khô khan…Một cách chật vật tôi cũng qua được phần thứ nhất bằng Tú Tài Tây, nhờ ông giáo chấm tiếng Anh dễ dãi cho một điểm không đến nỗi quá thấp. Nhưng phải đối diện với phần thứ hai làm sao đây? Theo ý kiến của các bạn, muốn ăn chắc nên xin vào học trong trường trung học Albert Sarraut. Đây là một “trường quý tộc” hơn, nhưng gia đình cũng đồng ý cho tôi vào học, dù tiền học phí hơi cao. Mùi thực dân của trường này tất sẽ nặng nề, nhưng đành phải chịu…Học sinh có người Pháp, nhưng đa số vẫn là người Việt.” Ông Bách theo học đệ Nhất ban triết tại trường này (lớp 12 ngày nay). Theo ông kể với tôi, thời gian mới vào ông thua sút các bạn trong lớp vì kém tiếng Pháp so với cả lớp, nhưng vì ông đã đọc nhiều sách triết nên sau thời gian ngắn ông đã vượt lên trên. Trang 59 Hồi Ký ông viết “Cuối năm, dù không rốc hết sức để ôn tập các bài vở, nhưng may mắn tôi cũng được giải nhất trong lớp và tương đối dễ dàng qua được phần thứ hai bằng Tú Tài Tây, trước vẻ hân hoan của mọi người.” Ông đỗ Tú tài Tây phần hai năm 1937.

Trong tất cả 6 anh em ông Nhất Linh chỉ có BS Nguyễn Tường Bách đỗ Tú Tài rồi vào học Đại học Y Khoa Hà Nội, bởi vì vào thời các anh của ông, hệ thống giáo dục Việt Nam chỉ có tới bằng Thành Chung, tương đương bằng Trung học Đệ Nhất Cấp của Việt Nam Cộng Hòa hay bằng Trung học Cơ Sở của Việt Nam hiện nay (2021). Bằng Thành Chung còn có tên gọi khác là bằng Cao Tiểu.

Trong bài Vài nét về Trường Chu Văn An (1908-1956) “Đến niên khoá 1924-1925, Trường được phép mở thêm cấp Trung học đệ nhị cấp, cho học trò đã có bằng Cao đẳng tiểu học, để thi bằng Trung học bản xứ (Brevet de l’enseignement secondaire local), thường gọi là Tú tài bản xứ[7].” Như vậy phải 1927 mới có khóa thi Tú Tài Việt đầu tiên.

(http://www.archives.org.vn/gioi-thieu-tai-lieu-nghiep-vu/vai-net-ve-truong-chu-van-an-1908-1956.htm?fbclid=IwAR3xe-lRTsf991hD5p_o5sdR7OmndMgUYM-QVDiUdwuw-jUUXXp_YyDHHTU)

Vả lại, vào thời đó bằng Thành Chung là bằng cao nhất, đủ để vào học Cao đẳng; sau 3 năm học (ngoại trừ Y sĩ Đông Dương phải học 4 năm) ra trường sẽ có nghề và địa vị cao nhất trong xã hội (Phi Cao Đẳng Bất Thành Phu Phụ: Nhà giầu chỉ gả con gái cho những chàng trai đã tốt nghiệp Cao Đẳng) cho nên sẽ không cần thi tú tài Tây nếu gia đình không đủ điều kiện du học tự túc.

Theo nhà giáo Nguyễn Huệ Chi, từ lớp đầu tiên đến lớp cuối cùng của bậc tiểu học thời Pháp thuộc mất 6 năm gồm:– Lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin)– Lớp Dự Bị (Cours Préparatoire)– Lớp Sơ Đẳng (Cours Élémentaire)– Lớp Nhì năm thứ nhất (Cours Moyen 1ère année)– Lớp Nhì năm thứ hai (Cours Moyen 2è année)– Lớp Nhất (Cours Supérieur).

Như vậy khởi đầu tuổi đi học hợp lệ là 6 tuổi, thì trẻ nhất để vào Đệ nhất niên (lớp 6 hiện nay) trường Bảo Hộ (sau đổi thành trường Bưởi) học sinh ít nhất phải 12 tuổi. Học 4 năm nữa mới thi Thành Chung thì học sinh phải ít nhất 16 tuổi.

Trừ Thạch Lam, tất cả năm anh em trai còn lại của ông Nhất Linh đều là cựu học sinh trường Bưởi nhưng đều là những học sinh bỏ nửa chừng để ở nhà tự học thi nhẩy lớp.

Hai anh đầu là Tường Thụy và Tường Cẩm đều học ba năm đỗ bằng Cao Tiểu (Sách của Nguên Ngu Í trang 20) Ông anh cả Nguyễn Tường Thụy sinh năm 1903, em kế Nguyễn Tường Cẩm sinh 1904. Nếu theo đúng tuổi thì 16 sẽ đỗ Thành Chung. Nhưng cả hai ông chỉ học ở trường Bưởi có một năm rưỡi rồi ở nhà tự học thêm một năm, thi băng lớp lấy bằng Thành Chung.

Hồi ký của bà Thế trang 62 viết “Anh Cả, anh Hai đỗ xong Thành Chung nhưng vì kém tuổi nên không được vào Cao đẳng. Sở sĩ kém tuổi là vì ở năm thứ Hai trường Bưởi, bà tôi thấy các anh ấy gầy yếu mới mua cao ban long cho ăn. Ăn xong bổ quá các anh bị phá lở mụn đầy người. Trường cho nghỉ về nhà chữa hẹn khi nào khỏi hẳn lên học lại. Bất đồ về chữa đến hai tháng mới khỏi, lên trường họ xóa tên không cho học nữa…Các anh tức lắm về bàn với mẹ tôi gửi mua bên Pháp đủ các thứ sách đem về học gấp. Năm sau đổi tuổi đi thi đậu, thành ra đỡ được hai năm, đỡ tốn bao nhiêu công lao và tiền bạc. Anh Cả, anh Hai bắt đầu đi dậy học.

-Hoàng Đạo thi vào trường Bưởi nhưng chỉ học ở đó một năm, sau đó ở nhà tự học một năm nữa để thi bằng Thành Chung. Trang 38 Hồi Ký của bà Thế ghi, “Vì anh Tư tôi (Hoàng Đạo) không đủ tuổi đi thi anh mới đổi là Long.” Nếu đúng tuổi đỗ Thành Chung là 16 tuổi thì Hoàng Đạo phải đỗ Thành Chung vào năm 1923 (1907 + 16 tuổi= 1923). Nhưng ở trang 20 sách của Nguien Ngu Í, Nhất Linh cho biết Hoàng Đạo thi nhẩy 2 lớp. Như vậy ta biết là Hoàng Đạo đỗ Thành Chung năm 1921; khi đó tuổi thật của Hoàng Đạo mới 14.

-Thạch Lam sinh 1910 bắt chước 3 anh, phá kỷ lục chỉ học một năm đã đỗ Cao Tiểu (Nguên Ngu Í trang 20). Trang 39 Hồi Ký của bà Thế ghi, “Riêng em Sáu tôi (Thạch Lam) phải đổi tuổi tới hai lần. Lần thứ nhất đổi là Vinh, cũng vì lý do để đủ tuổi đi thi bằng Thành Chung.” Cũng lý luận như với Hoàng Đạo, nếu đỗ Thành Chung lúc 16 tuổi thì Thạch Lam sẽ phải đỗ vào năm 1926 (1910 + 16 tuổi = 1926). Nhưng ở trang 20 sách của Nguien Ngu Í, Nhất Linh cho biết Thạch Lam thi nhẩy ba lớp, do đó Thạch Lam phải đỗ Thành Chung vào năm 1923, trước Nhất Linh.

Như vậy, sau khi đỗ Tiểu học, Thạch Lam đã không thi vào trường Bưởi mà tự học ở nhà một năm và sửa tuổi để năm sau thi băng ba lớp đỗ bằng Thành Chung luôn. Thạch Lam đỗ Thành Chung lúc mới 13 tuổi. Đây là một kỷ lục trong lịch sử thi cử trung tiểu học Việt Nam chưa nghe tới. Việc một “cậu bé” 12 tuổi mới học xong bậc tiểu học mà đã quyết định năm sau thi Thành Chung, chương trình phải mất 4 năm, kể ra là một sự lạ khó tin. Tôi tự hỏi sự hiểu biết ra sao ở tuổi 12 đã khiến Thạch Lam tự tin làm một điều có thể nói là “không tưởng” như vậy? Nhưng ông đã thành công một cách ngoạn mục vào năm 1923, khiến năm sau 1924, khi Tú Mỡ quen Nhất Linh ở sở Tài Chánh, nghe chuyện, Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu) đã có thơ mừng Thạch Lam như sau:

Gửi lời mừng bác Nguyễn Tường Vinh

Đáng bậc thần đồng bọn học sinh

Năm trước vừa ăn kỳ tốt nghiệp

Năm sau liền đỗ bậc Chung Thành

Văn hay phúc ấm nhờ tiên tổ

Cũng bởi công phu gắng học hành

(Hồi Ký Nguyễn Thị Thế trang 40)

-Mặc dù cũng học giỏi, nhưng ông Nhất Linh là người đỗ Thành Chung sau cùng trong mấy anh em, đồng thời ông cũng đỗ Thành Chung muộn màng, lúc đó ông chỉ kém 2 tháng đủ 18 tuổi. Ông sinh ngày 25/7/1906. Năm 1918 thân phụ mất, nhà nghèo, ông phải nghỉ học mất ba năm. Năm 1921 ông mới thi vào đệ nhất niên trường Bưởi. Sau hai niên khóa (1921-1923), thấy bốn người anh em của ông đều đã bỏ trường Bưởi, ở nhà tự học để thi nhẩy lớp đỗ bằng Thành Chung, ông cũng bỏ luôn học bổng của trường, ở nhà tự học một năm rồi 1924, ông đỗ bằng Thành Chung.

-Lý do mấy anh em ông Nhất Linh có thể đổi giấy khai sinh, sửa tên tuổi dễ dàng là nhờ cái triện của ông Lý trưởng Ấp Phiên Đình.

Hồi ký của bà Thế trang 72 ghi “Thỉnh thoảng chúng tôi lại sang chơi bên ấp Phiên Đình là ấp có ông Lý Trưởng đã đưa cả triện lý trưởng cho mẹ tôi muốn đóng vào đâu thì đóng. Chắc hẳn ông không thể ngờ được cái triện đó đã giúp cho mấy nhà văn nổi tiếng trong văn học sau này.”

-Thời trước 1930, danh sách các thí sinh đỗ bằng Thành Chung được đăng trên báo.

Thứ tư, 19 Tháng 5 2021 23:47

DI CƯ 54 VÀ TÔI

Written by

DI CƯ 54 VÀ TÔI 

Đàm Trung Phán
(CVA 1960)

Sau khi tôi đã bước vào tuổi 50, trong những buổi chiều tà ngồi trong phòng vắng một mình tại trường nơi tôi dậy, tôi thường đặt câu hỏi trong đầu:”Tại sao tôi lại ở đây, ở cái xứ lạnh rất xa lạ với quê hương cội nguồn VN của tôi? ”

Tôi đi bộ dọc theo hành lang Campus cho dãn gân, dãn cốt và thả hồn vào bên trong nội tâm. Tôi cũng vẫn thường tự vấn:”Giá không có biến cố 54, liệu tôi có trở về đất Bắc sau khi đã thành tài tại ngoại quốc? Ừ nhỉ, giá mà về lại quê hương tôi tại Bắc Việt để dậy học như bây giờ, có chắc là tôisẽ vui hơn”?  Tôi miên man tìm câu trả lời …

Canada mấy hôm nay lạnh cóng hơn các năm trước. Bây giờ ngồi trong căn phòng ấm cúng tại nơi “Đất Lạnh Tình Nồng” Canada, tôi cảm thấy rất may mắn đã được về hưu non và không còn phải lo về “Nợ nần đời cơm áo” nữa, tôi ngồi miên man nghĩ ngợi. Chợt những hình ảnh của ngày xưa khi tôi còn bé tại Hà Nội hiện về. Tôi ghi vội vài dòng trước khi tôi lại bị lôi kéo vào những truyện tào lao khác.

Có lẽ biến cố di cư 54 đã ảnh hưởng rất lớn đến sự khôn lớn và đời tôi về sau này. Nó đã lắng sâu vào Tiềm Thức của tôi. Những lớp phù sa cuộc đời đã lắng xuống, lớp nọ đè sát lên lớp kia. Dòng đời từ từ trôi chẩy và dường như những lớp phù sa này đã trở thành thủy tra thạch được chôn lấp tự nhiên đến nỗi là tôi đã quên hẳn rất nhiều thứ. Nhưng rồi một biến cố nào đó chợt đến với tôi như những cú “shock” mạnh đã làm đẩy bật lớp Thủy Tra Thạch và trong một khoảng thời gian rất ngắn tôi đã thấy rõ được một số hình ảnh của thời thơ ấu.

Cuối năm 1995, một chị bạn đi du học cùng năm, cùng tuổi với tôi (tên là TAT) đã bị bạo bệnh mà mất . TAT mất đi trong sự đau sót tột cùng của 4 đứa con còn nhỏ dại: cháu lớn nhất mới 15, cháu nhỏ nhất mới 5 tuổi. Tôi đã ở trong nhà thương khi Bác Sĩ tắt đi hệ thống “Life Support” của T. Chính tôi đã thấy chồng của T. vuốt mắt cho T. Nhưng một mắt vẫn còn mở và người bạn gái thân nhất của T. đã vuốt mắt này để T. vĩnh viễn ra đi. 

Buổi tối hôm đó, trời mưa to và rất lạnh. Tôi về tới nhà, đã nửa đêm. Tôi vừa mệt vừa bàng hoàng: bên này là cửa dương, bên kia là cửa tử.Tôi cảm thấy mình như đang muốn ốm. Uống một viên thuốc Tylenol và năm Thiền Thở để tránh cái shock nội tâm. Sáng sớm hôm trước, tôi đã nằm mơ thấy TAT hiện về, ăn mặc rất chỉnh tề, chào tôi rồi biến dạng.Tôi đã thấy sững sờ. Thế rồi, chính tôi đã chứng kiến sự ra đi của T. trong nhà thương!

Nhìn đàn con T. nheo nhóc khóc mẹ, bỗng đâu tôi thấy tôi trở lại với gia đình tôi tại Saigon khi Mẹ tôi đột ngột ra đi khi bà mới 50 và tôi mới 13 tuổi! Tôi thiếp đi  lúc nào không hay để rồi khi tôi tỉnh giấc giữa đêm khuya , tôi thấy mặt mũi đầy nước mắt . Trong giấc mơ, tôi đã thấy cả gia đình tôi đang ở trong Bắc Việt Nghĩa Trang đưa đám tang mẹ tôi. Tôi thấy tôi đang lăn ra khóc thương sót mẹ tôi vĩnh viễn ra đi. Anh P., hơn tôi 1 tuổi, đang cố dỗ tôi cho nguôi cơn khóc. Anh P. dỗ tôi không xong phải nhờ anh T., hơn tôi 7 tuổi, dỗ dùm. Cuối cùng, anh T. cũng chẳng “làm tròn bổn phận”! Và tất cả các anh chị em cùng khóc như nhau! Làn phù sa tưởng đã hóa thành đá bỗng đâu bị phá vỡ như trong cơn động đất nội tâm để rồi để hiện nguyên hình trong ký ức của một đứa bé 13 tuổi nay đã là một người đàn ông 53 tuổi! Tôi thức giậy thấy vừa nhẹ nhõm lại vừa buồn tênh, nhất là lúc này tôi đang sống một mình và đang bị dòng đời lôi cuốn tôi vào một đoạn đường hoàn toàn mới lạ mà tôi chẳng thể nào tiên đoán được ra sao.

Oi cũng chỉ vì di tản! Mẹ tôi mất sớm, năm 1955, khi bà mới 50 tuổi, chỉ vì cuộc di cư 1954! Bạn tôi,TAT, người gốc Saigon, qua đời ở tuổi 53, chỉ vì phải quá vất vả với đời sống ngoại quốc sau biến cố 75 ?

Tôi ít có cái may mắn được sống gần với Mẹ tôi. Lên 7 tuổi, tôi phải theo Cha và anh chị tôi đi chạy loạn từ Bắc Ninh lên Bắc Giang. Mẹ tôi không thể chạy loạn được cùng với gia đình vì khi đó em trai út tôi mới sinh ra đời được mấy tháng. Gia đình tôi phải đi bộ chạy loạn trong đêm tối vì sợ ban ngày máy bay của Tây trông thấy bắn chết. Ban đêm tôi vừa buồn ngủ, vừa đói bụng lại vừa nhớ Mẹ! Ở Bắc Giang chẳng được bao lâu, Bố tôi lại phải mang anh chị em chúng tôi về lại Bắc Ninh để sum họp gia đình với Mẹ và em tôi. Sau đó Bố tôi bị Tây bắt đi tù. Rồi Bố tôi được trở lại nghề dậy học, dậy tại Phúc Yên. Anh P. và tôi được gửi lên Phúc Yên để theo Bố đi học vào năm 1950. Năm 1952, Mẹ tôi bị Việt Minh theo dõi phải thu xếp ra Hà Nội để đoàn tụ lại với gia đình, bỏ hết lại nhà cửa, ruộng nương tại Bắc Ninh. Gia đình sống yên ổn được 2 năm thì Hiệp Định Genève ra đời. Lúc này, Mẹ tôi không còn được khỏe như xưa nữa vì phải lo nghĩ nhiều. Bố tôi nhất quyết di cư vào Nam vì Cụ đã thấy Việt Minh lòi cái đuôi Cộng Sản. Mẹ tôi đã bàn với Bố tôi: một nửa ở lại Bắc, một nửa di cư vào Nam. “Phái đoàn Bắc Bộ” gồm có Mẹ, em Ut và tôi! Mẹ tôi không muốn vào Nam vì Bà cần phải ở lại để trông nom ruộng vườn, nhà cửa tại Bắc Ninh và cái nhà ở Hà Nội mà Bố Mẹ tôi mới tậu (mua) năm 1952. Vào Nam với tất cả gia đình ư? Làm sao mà Bố Mẹ chúng tôi có thể nuôi được cả 5 anh chị em chúng tôi, nhất là 3 anh em trai út chúng tôi khi đó mới 13, 12 và 6 tuổi. Bố Mẹ tôi chẳng còn nhiều tiền bạc sau khi đã mua căn nhà tại phố Kim Liên, Hà Nội, vả lại Bố tôi lại là một ông giáo sắp về hưu ! Cuối cùng, Mẹ tôi cũng đành chiều Chồng, chiều Con mà đau lòng vào Nam trong ngày cuối cùng trước khi Cộng Sản tiếp thu thành phố Hà Nội.

Những ngày tháng cuối ở Hà Nội, tôi thường đi xe đạp ra Chợ Trời xem người ta bán đồ, bán rẻ bán tháo được đồng nào hay đồng ấy trước khi những gia đình này di cư vào Nam. Nào là xe đạp, nào là giường phản, nào là xập gụ … Tuy là một cậu bé 12 tuổi, tôi thấy tiếc thương cho họ: sao mà lại phải bán rẻ như thế trước khi họ phải “bỏ của mà chạy lấy người“?

Việc di cư vào Nam của gia đình tôi, Bố Mẹ tôi không hề cho họ hàng biết, nhất là những người đang sống ở nhà quê với Việt Minh Cộng Sản. Bố Mẹ tôi cũng chẳng bán đồ đạc gì hết trong Chợ Trời. Riếng tôi, tôi thấy tưng tức: “Người ta” vừa mới thi đậu xong Tiểu Học và được Bố Mẹ hứa sẽ mua cho cái xe đạp Peugeot sau khi thi đậu, thì lại có cái vụ”Giơ Ne, Giơ Nung” vớ vẩn này! Từ hồi học lớp Nhì, tôi đã mê xe đạp Peugeot lắm rồi! Cô tôi (thực ra “Cô” là chị ruột của Bố tôi) đã muốn mua cho anh P. và tôi mỗi đứa một chiếc Peugeot rồi. Thế mà Bố tôi cứ cản mũi kỳ đà không cho mua. Mà Cô tôi đâu có nghèo gì, Cô có một căn nhà trên phố Phúc Kiến cho một ông Lang Tầu thue . Con trai độc nhất của cô còn mải đi kháng chiến, chẳng biết còn sống hay đã chết. Mấy đứa tụi tôi, cô coi như con của cô vậy. Hà Nội lúc này cũng chẳng có gì được vui: trong lúc tôi học lớp Nhì, lớp Nhất, ngày nào báo chí cũng đăng tin tức về Điện Biên Phủ và dội bom. Nhà tôi ở trên đường Kim Liên, tôi thấy các đoàn “convoy” xe nhà binh của Pháp bít bùng thường xuyên chạy qua nhà.

Mẹ tôi quyết định di cư vào Nam cùng gia đình gần như vào giờ phút chót vì Bà “dùng kế hoãn binh”! Thế rồi, một buổi sáng sớm tinh mơ, Bố Mẹ tôi khóa chặt cổng chính của căn nhà còn đầy đủ đồ đạc và gia đình tôi lên xe để sửa soạn sang phi trường Gia Lâm. Tôi còn nhớ, khi xe đi qua Hồ Hoàn Kiếm, một làn sương mỏng đang vây quanh Tháp Rùa. Lần đầu tiên, tôi được đi máy bay, máy bay 2 động cơ. Có lúc ở trong máy bay, tôi thấy thật là lạnh và phải đắp chăn. Máy bay còn lâu lâu đi vào các “ổ gà khí quyển” làm tôi cảm thấy buồn nôn. Gia đình tôi được chở thẳng từ Phi Trường Tân Sơn Nhất tới Nhà Hát Lớn ở Saigon. Đường xá rất xa lạ đối với tôi. Một người cháu họ của tôi (gọi Bố tôi bằng Ong Cậu) , vào Nam đã từ mấy năm trước , ra đón gia đình tôi về ở tạm với họ hàng tại Thị Nghè . Trong Taxi, tôi nghe cháu tôi nói tiếng Nam với Ong Tài xế người Nam, thật tình tôi chẳng hiểu gì hết vì tiếng Nam nghe rất lạ tai. Vài bữa sau, gia đình tôi dọn về ở tạm với gia đình anh họ của tôi tại Bến Tắm Ngựa trên đường Yên Đổ. 

Tôi may mắn đậu thi vào Đệ Thất trường Công sau khi gia đình tôi “tạm cư” tại Bến Tắm Ngựa. Anh tôi, anh P., đã học xong Đệ Thất CVA tại Hà Nội trước khi di cư. Để tiện việc đi học, cả hai anh em tôi đi học trường Trần Lục (lúc đó học nhờ trường Đồ Chiểu tại Tân Định) cho gần nhà. Trong thời gian này, Bố tôi bắt đầu đi dậy tại trường Phú Nhuận và em Ut tôi theo học lớp Năm tại trường này. Bố Mẹ tôi mua một căn nhà nhỏ tại một cái hẻm trên đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận.

Anh em tôi phải học buổi trưa tại Trần Lục, vì là trường mượn. Hai anh em tôi, thật ra, tụi tôi từ bé cho đến bây giờ là một đôi bạn mới đúng, ngày xưa đi đâu cũng có nhau. Hai đứa “khám phá” ra các cây Trứng Cá, cây Tầm Ruộc, cây Vú Sữa, cây Trứng Gà trên đường đi đến trường. Hai đứa thoạt nhìn quả Vú Sữa khi còn non, đoán hoài mà chẳng biết là quả gì. Rồi hai đứa còn “khám phá“ ra Đá Nhận, Bánh Loọc Đậu Đỏ, các loại sôi, chè miền Nam. Đi vào chợ trong Bến Tắm Ngựa, hai đứa ngạc nhiên hết sức khi thấy mấy bà bán hàng xé tiền 1 đồng làm hai mảnh để “thối” tiền “ Năm Cắc” cho người mua, ngạc nhiên đến trợn tròn con mắt ! Miền Nam mưa nắng hai mùa đã để lại trong đầu óc anh em tôi rất nhiều hình ảnh khó quên nhất là giọng ca Cải Lương Nam Kỳ. Đến bây giờ, mỗi lần nghe Cải Lương miền Nam, tôi lại bồi hồi nhớ lại Saigon của tôi hồi 54, 55! Oi Sài Gòn thương yêu của tuổi dại khờ!

Khi dọn vào căn nhà tại Phú Nhuận, Mẹ tôi hay đau yếu bất thường và bắt đầu lo nghĩ nhiều vì Bố tôi sắp về hưu trong khi đó ba anh em tôi còn nhỏ dại. Nhiều lần, khi đi học về, tôi hay nghe Mẹ tôi nói: “ Thôi, làm sao tụi mày cho Tao về lại Hà Nội đi, để Tao còn giữ lại được nhà cửa, ruộng vườn! Vào đây mất hết, Bố mày lại sắp về hưu, lấy gì mà nuôi chúng mày?”  Bà vừa nói, tay vừa đan bít tất cho con nít mới sinh để bán lấy tiền phụ Bố tôi nuôi ba anh em nhỏ tụi tôi!Thấy Mẹ càng ngày càng gầy gò, ốm yếu, tôi chẳng biết làm gì giúp Mẹ, tôi chỉ thấy thương Mẹ vô cùng. Để cho Mẹ vui, anh P. và tôi cố gắng học hành cho giỏi, đó là một món quà duy nhất mà hai anh em tôi có thể làm được để tặng cho Bố Mẹ trong những ngày tháng đầu của gia đình chúng tôi tại Saigon.

Khi tôi đang học Đệ Lục tại Trần Lục, buổi chiều ngày Rằm Trung Thu năm 1955, chị lớn tôi từ nhà thương Hồng Bàng về nhà báo tin động trời là Mẹ chúng tôi đã mất. Đêm Trung Thu năm đó, khi các con nít khác cỡ tuổi tôi đi rước đèn lại là lúc tất cả các anh chị em chúng tôi vào nhà xác để thăm viếng Mẹ. Khi viết những dòng này, 48 năm sau khi Mẹ tôi qua đời, tôi vẫn còn nhớ hình ảnh Mẹ tôi trong nhà xác và về sau này, ở tuổi 50, tôi đã ghi lại những gì đã xẩy ra trong Nội tâm của một đứa con trai mất mẹ lúc 13 tuổi:

… Mẹ thương yêu
Gặp gian nan
Lúc tôi còn nhỏ
Xác Mẹ nằm đó
Nhưng hồn Mẹ
Đã chìm sâu vào thế giới bên kia.
Tôi chơi vơi trong biển lệ
Mẹ đã đi rồi
Còn gì ở lại với tôi ?

Những ngày sau đó là những chuỗi ngày buồn tênh, đầy vắng lặng. Đã thế, trong cái hẻm đường Võ Duy Nguy, Phú Nhuận một số con nít người Nam cỡ tuổi anh em tôi không ưa gì dân Bắc Kỳ Di Cư và chúng đã ăn nói rất thô lỗ với hai anh em tôi (chú Ut còn quá trẻ nên “được” miễn!) . Nhiều lúc chúng còn cậy đông người và gây sự muốn đánh nhau với hai anh em tôi. Vì vậy hai đứa thường phải luôn luôn đi đôi với nhau và phải “thủ” một cây gậy để hộ thân. Chúng tôi thường phải nghe những câu như:” Nước nhà đã hòa bình và độc lập, tại sao đồ dân Bắc Kỳ ăn cá rô cây còn dzô Nam làm chi?” 

Xin mở một cái ngoặc kép ở đây: Đầu thập niên 80 tại Toronto, tôi gặp một ông người miền Nam mới di tản sang Canada. Ong ta hỏi tôi: “Có phải Chú là dân Bắc Kỳ Di Cư 54 không?” Tôi gật đầu và ông ta tâm sự:” Tôi vừa mới từ Đảo qua đây. Bây giờ tôi, một dân Nam Kỳ chính cống, mới thấy thương dân Bắc Kỳ Di Cư 54. Tụi tôi đã chửi dân Bắc Kỳ Di Cư 54 các Chú quá xá cỡ! Tôi đã phải sống với Cộng Sản mấy năm và còn phải ở tù nữa, tôi mới biết bộ mặt thật của Cộng Sản! Sorry nghe Chú!” Tôi bắt tay ông ta thông cảm và “ma cũ Bắc Kỳ Di Cư 54 “ bèn chỉ đường dần lối cho  “ma mới Nam Kỳ vượt biên 1983 “. Hữu tình ta lại gặp ta!

Sau khi Mẹ tôi qua đời, Chị lớn tôi xuống Hậu Giang đi làm để phụ giúp Bố tôi về vấn đề tài chính. Anh T. được học bổng đi học trường Nông Lâm Mục tại Blao. Gia đình tôi còn lại ở Saigon chỉ còn lại một ông bố già với 3 đứa con trai còn nhỏ tuổi. Anh P. và tôi lo việc chợ búa, cơm nước. Nhiều lần, hai anh em tôi đi chợ, phải đi qua cái “cửa ải” của mấy đứa con trai người Nam ăn nói lỗ mãng . Có những bữa ăn buổi tối, tôi chẳng thấy đói mà chỉ thấy buồn hiu hắt vì thấy cảnh ly tán, mất bóng người Mẹ, người Chị ở trong nhà. Phải sống qua giai đoạn này rồi lớn lên sau khi tôi đã có con, tôi mới thấu hiểu được cảnh cơ cực “ Gà trống nuôi con” của Bố tôi. Nỗi buồn có khi day dứt, có khi man mát này đã in sâu vào tâm thức của tôi, và cho đến khi tôi đã 55 tuổi đầu nó mới “tha” cho tôi!

Cha tôi đi học chữ Nho khi còn nhỏ. Hán học bị lỗi thời khi Cha tôi mới lớn lên, Cha tôi phải nhẩy sang “Tây” học (học tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ). Cha tôi không có cơ hội để học cho đến nơi đến chốn vì Ong nội tôi bị mù mắt từ hồi còn nhỏ nên Ong tôi rất nghèo. Vốn liếng chữ Nho, chữ Nôm, tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ đều do Cha tôi tự học lấy, đủ để được bổ nhiệm làm chức Giáo Học trường làng tại tỉnh Phúc Yên , dậy cho tới hồi 1945 .

Để tránh cảnh anh em chúng tôi hư vì không có Mẹ trông nom đàng hoàng và để ước ao cho ba đứa con trai nhỏ dại được học hành như ý Cha tôi muốn, sau mỗi bữa ăn, như thường lệ, Cha tôi ngồi đọc sách, chấm bài, hay dịch sách chữ Nho, chữ Nôm và tiếng Pháp sang tiếng Việt. Mỗi đứa con cũng phải ngồi xuống bàn học. Anh P. và tôi đã quen lối sống này rồi vì hai đứa đã theo Bố đi học tại Phúc Yên khi hai đứa mới 8 và 9 tuổi. Chỉ tội cho chú Ut mới 7 tuổi đã mất Mẹ, bắt ngồi xuống bàn học suốt cả đêm thì làm sao mà chú ngồi được? Chú thường lỉnh ra ngoài chơi với con nít khác nên chú hay bị Bố cho ăn đòn, nghĩ lại thấy thương tình. Cũng may là tất cả các anh em tôi được học hành thành tài và nên người, chắc nhờ phúc đức bên nội và bên ngoại để lại? Chú Ut đã trở thành một Bác Sĩ Chuyên Khoa, có vợ , có con đàng hoàng và còn là một tay trồng lan thiện nghệ !

Những năm tôi du học xa nhà, trong những ngày gần Tết Nguyên Đán, cứ mỗi lần nghĩ thấy một mình Cha già đang sửa soạn Tết với chú Ut, lòng tôi thật xót sa thương cho Cụ trong cảnh đơn côi lúc xế chiều. Lúc này anh P. tôi cũng đang du học bên Mỹ và tôi đang ở Miền Nam Bán Cầu.  Những day dứt nhớ thương Cha già đã được tôi đột nhiên ghi chép lại bằng vần thơ mộc mạc trong lúc ngồi chấm bài vào năm 1991 trước bàn thờ của Cha Mẹ tôi:

… Con còn nhớ
Năm con mười ba tuổi
Một đêm Trung Thu
Bất thần, Mẹ ra đi vĩnh cửu
Bố gánh chịu thân Gà Trống Nuôi Con!
Mười chín tuổi, con ra đi
Máy bay cất cánh
Bố ở lại
Bạn đời với văn chương, chữ nghĩa
Bần thần thương nhớ con trai.
Vì tương lai, sự nghiệp?
Hay vì con vướng mộng giang hồ?

Cha tôi đã “ở vậy” nuôi nấng anh chị em chúng tôi từ năm 1955 đến năm 1988 khi Cụ qua đời tại Montreal, Canada. Cả gia đình chúng tôi đã suýt bị Tây bắn chết tại Bắc Ninh vì mưu mô sảo quyệt của Việt Minh Cộng Sản nên Cụ đã nhất quyết di cư vào Nam năm 54.  Rồi định mệnh cũng lại bắt Cha tôi phải di tản bất đắc dĩ sang Mỹ rồi Canada vào năm 1975, khi Cụ đã 80 tuổi. Cụ không muốn đi, nhưng chính chú Ut đã là người “bốc” Cụ đi. Cụ đã phải trải qua biết bao nhiêu mất mát của cuộc di cư 1954, để rồi sau đó, cuộc di tản 1975 đã là một cú đòn quá nặng cho một ông già đã 80 tuổi mà cuộc đời chỉ toàn là mất mát và nhớ thương quê hương, con, cháu !

Giá mà không có biến cố Di Cư 1954, Cha tôi đã được dân làng của tỉnh Phúc Yên lập đền thờ vì Cụ đã dậy học 3 đời: Đời Ong, Đời Cha, Đời Con đã là học trò của Cụ!Giá mà không có biến cố Di cư 54, biết đâu anh em chúng tôi đã không mất Mẹ một cách mau chóng?? Giá mà Mẹ tôi đã quyết định ở lại ngoài Bắc cùng với chú Ut và Tôi, thì chắc gì chú Ut và tôi đã được học hành đến nơi đến chốn vì Mẹ tôi sẽ được “vinh danh” là Địa Chủ, mất hết nhà cửa ruộng vườn trước khi “được người ta chiếu cố “ bằng ngón đòn Tố Khổ. Ai sẽ là người nuôi nấng chú Ut và tôi? Thà là vào Nam mà mất Mẹ, nhưng còn có Bố để được ăn học nên người và giữ được nền tảng đạo đức con người, còn “sướng” hơn là ở lại ngoài Bắc với “Bác” và “Đảng”!

Tôi không còn dám nghĩ đến chữ “Giá mà …” nữa. Tôi thầm nghĩ: mỗi người chúng ta đều có một cái nghiệp mà mỗi quốc gia cũng có một cái nghiệp riêng của nó. Những kẻ độc tài, khát máu, vô thần rồi sẽ phải trả giá rất đắt cho những việc họ làm. Thương hại thay cho những kei vô thần, độc đoán, độc tôn! Rồi Luật Nhân Quả sẽ trả lời họ mà thôi.

Giờ đây các anh chị em chúng tôi có người đã thành ông bà nội ngoại. Chúng tôi hẹn nhau cứ hai năm một lần, tất cả anh em chúng tôi lại gặp nhau tại một nơi nào đó. Gặp nhau để nói lên lòng thành kính và biết ơn với Cha Mẹ chúng tôi.  Gặp nhau để nhớ lại truyện ngày xưa tại ngoài Bắc và trong Nam. Gặp nhau để kể cho nhau nghe những truyện khôi hài. Gặp nhau để cười đùa như để bù lại những lúc đơn côi hồi còn nhỏ khi mà chúng tôi chỉ biết có thở dài!

Mẹ tôi cũng đã được “đoàn tụ” với anh chị em chúng tôi tại Hoa Kỳ vào đầu thập niên 90: Chị dâu tôi, khi được bảo lãnh sang Hoa Kỳ đã mang theo tro cốt của Cụ . Cụ cũng đã bắt buộc phải Di Tản, vì “người ta” đã khai quật hết tất cả các mồ mả tại Bắc Việt Nghĩa Trang! Và Cụ đang “sống” cùng với gia đình anh T., anh lớn của chúng tôi tại Hoa Kỳ. 

Cha tôi đang yên nghỉ tại một nghĩa trang yên tĩnh ở Montreal và mỗi lần anh chị em chúng tôi gặp nhau tại nhà chú Ut tại Montreal, tất cả anh em chúng tôi rất lấy làm vui mừng ra nghĩa địa đốt nén nhang , khấn bái thăm Cụ .

“ Rồi một chiều tóc trắng như vôi!”  và “Cát bụi sẽ trở về với Cát bụi “ , anh em chúng tôi cũng sẽ lặng lẽ ra đi . Hy vọng rằng ít nhất là các con cháu chúng tôi cũng không phải vất vả, khổ cực như hàng triệu người Việt đã phải trải qua những kềm kẹp  cũng như các biến cố Di Cư 54, biến cố Di Tản 75 và biến cố Thuyền Nhân. 

Cuộc đời, thật sự, có ai mà đoán trước và hiểu dược, phải không, thưa Quý Vị?

Đàm Trung Phán
Tháng Hai, 2003
Toronto, Canada

Thứ tư, 29 Tháng 7 2015 18:33

Thư mục

Written by
Thứ tư, 29 Tháng 7 2015 17:23

Hệ thống ăn cắp

Written by

Lời tòa soạn: Ngô Nhân Dụng là bút hiệu của GS CVA Đỗ Quý Toàn.

-----------------

Hệ thống ăn cắp sinh văn hóa ăn cắp

Ngô Nhân Dụng
 
Nhà văn Sławomir Mrożek ở Ba Lan thời còn cộng sản có lần kể chuyện mấy đứa trẻ chơi tuyết. Chúng đắp một đống tuyết, rồi nặn một tảng tuyết lớn đặt lên trên, rồi vo một quả bong bóng tuyết đặt trên cùng. Buổi tối, bố mẹ lũ trẻ bị công an khu vực gọi tới “làm việc.” Ðồng chí bí thư nghiêm khắc cảnh cáo họ đã để cho con cái phản động, nói xấu tổ quốc xã hội chủ nghĩa!
 
Bố mẹ lũ trẻ không hiểu gì cả. Ông bí thư xã hỏi: Chúng nó bầy ra trò đắp tuyết để làm cái gì? Thưa, trẻ con chơi làm thằng người bằng tuyết! Nói láo! Không thể bịt mắt được nhân dân đâu nhé! Bọn phản động vừa mới rỉ tai nhau trong nhà thờ, nói rằng chế độ này là một thằng ăn cắp ngồi trên đầu một thằng ăn cắp, lại ngồi trên đầu một thằng ăn cắp khác! Mấy người đang âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân! Về bảo con phá ngay cái đống tuyết xuyên tạc vai trò lãnh đạo của đảng tiền phong của giai cấp công nhân, nếu không nhân dân sẽ trừng trị!
 
Các ông bố bà mẹ thành khẩn nhận lỗi không biết dậy con. Lập tức về nhà bắt lũ trẻ thi hành chỉ thị của ông bí thư, phá bỏ cái đài kỷ niệm ba thằng ăn cắp. Sáng hôm sau, chỗ nào cũng thấy những hình người tuyết mọc lên. Bọn trẻ khắp làng đã lén cha mẹ thức suốt đêm chơi tuyết.
 
Sławomir Mrożek sống trong lòng chế độ cộng sản. Truyện ngụ ngôn của ông mô tả cơ cấu hệ thống chính quyền xã hội chủ nghĩa: Một thằng ăn cắp ngồi trên đầu một thằng ăn cắp, ngồi trên đầu một thằng ăn cắp khác!
 
Chế độ ăn cắp có hệ thống gọi là “đạo tặc chế” (kleptocratie)! Trong bài trước, mục này đã giải thích mánh khóe làm cách nào người ta đem tiền bán dầu lửa của PetroVietnam (tức là của tất cả mọi người dân Việt) tuồn qua một ngân hàng, từ đó chuyển sang những doanh nghiệp nhà nước, rồi cuối cùng chúng biến mất! Không thấy đồng tiền nào chạy ngược chiều trở lại túi thằng dân hết! Trong khi tiền chạy lòng vòng làm xiếc như vậy, chúng lần lượt rớt vào túi bọn chúng: Một thằng ăn cắp ngồi trên đầu một thằng ăn cắp, trên đầu một thằng ăn cắp khác! Việt Cộng chỉ sao chép bài bản của Cộng Sản Trung Quốc.
Ngày Thứ Hai, 27 Tháng Bảy năm 2015, thị trường chứng khoán Thượng Hải lại mất 8.5%, số tụt giảm trong một ngày lớn nhất kể từ năm 2007 đến nay. Tân Hoa Xã nói hai phần ba các cổ phiếu công ty tụt giá đến giới hạn 10%, phải ngưng mua bán, trong đó có các đại công ty của nhà nước như China Unicom, Bank of Communications, và PetroChina; cùng hai công ty chứng khoán Citic và Haitong. Nếu không có giới hạn 10% này thì không biết giá còn xuống đến bao nhiêu! Ngày Thứ Ba, 28 Tháng Bảy, thị trường lại tụt thêm gần 2% nữa.
 
Thế nào đảng Cộng Sản cũng sẽ đem thêm tiền ra “cứu giá” cổ phiếu. Tiền của một tỷ người dân sẽ được đổ ra bảo vệ giá trị cổ phần các công ty nhà nước! Trong ba tuần qua họ đã dùng 800 tỷ đô la Mỹ, giúp thị trường lên giá 20%. Nhiều đại gia thấy giá lên như thế đủ cao rồi bèn bán cổ phiếu để thu lời, cho nên giá lại xuống. Mỗi lần thị trường lên hay xuống là hàng tỷ đô la được chuyển từ túi người này sang túi người khác. Trong một bài trước, mục này đã giải thích giới tài phiệt xã hội chủ nghĩa làm cách nào chuyển hàng tỉ đô la từ túi các nhà đầu tư lẻ ngây thơ vào túi các quan lớn, qua hệ thống tài chính xam xám, không ai kiểm soát. Công tác chữa cháy thị trường là một cơ hội bằng vàng cho các đại gia tài chánh chuyển tiền công vào túi mình. Vẫn một cảnh tượng quen thuộc của “nền văn hóa ăn cắp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.” Một thằng ăn cắp ngồi trên đầu một thằng ăn cắp, ngồi trên đầu một thằng ăn cắp khác!
 
Những thằng ăn cắp ngồi trên cùng mới có khả năng huy động tiền của PetroVietnam, PetroChina hay Nhân Dân Ngân Hàng. Nhưng trong hệ thống đạo tặc chế thì bất cứ một “công dân hiền lành” nào cũng được đào luyện dần dần biến thành đạo tặc. Bởi vì họ sống trong nền văn hóa ăn cắp theo định hướng xã hội chủ nghĩa với đặc tính Trung Hoa!
 
Phải kể hầu quý vị chuyện một công dân hiền lành ở bên Tàu là họa sĩ Tiêu Nguyên (Xiao Yuan). Tiêu Nguyên là họa sĩ, làm quản thủ mỹ thuật trong thư viện của Học Viện Mỹ Thuật Quảng Châu, cho đến khi về hưu năm 2010. Thư viện treo nhiều tranh, ông từng là tác giả nhiều sách về mỹ thuật Trung Hoa. Nếu không sống dưới chế độ cộng sản thì chắc suốt đời ông vẫn chỉ là một quản thủ thư viện, một nhà nghiên cứu hiền lành, lương thiện.
 
Cuối Tháng Bảy 2015, Tiêu Nguyên mới bị kéo ra tòa, cung khai sự nghiệp ăn cắp tranh từ thư viện trong ba năm trời, ăn cắp ngay trước mắt mọi người. Năm 2003, Học Viện Mỹ Thuật bắt đầu đưa cả bộ tranh trong thư viện vào computer lưu trữ, cho giới nghiên cứu dễ tìm tòi. Khi tiến hành công việc “số hóa” (digitize), Tiêu Nguyên khám phá ra có nhiều bức treo trên tường là tranh giả. Có người treo tranh giả vô đó, tức là các bức tranh thật đã bị đánh tráo mất rồi. Khám phá ra tội trộm cắp ngay trong sở làm, Tiêu Nguyên lẳng lặng không nói gì với ai; vì đã thấy một cơ hội cho chính mình làm ăn. Sống trong một xã hội nhìn quanh thấy toàn bọn ăn cắp ngồi trên cao, mọi người không ai được tó giác mà còn phải vỗ tay hoan hô chúng, được dịp ăn cắp mà bỏ qua thì ngu dại quá!
 
Tiêu Nguyên đi mua những tờ giấy trắng cũ và cả loại mực cũ, càng cũ càng trông giống tranh cổ. Mỗi cuối tuần, ông mượn các bức tranh thật về nhà, sao chép tỉ mỉ. Cho đến khi bức tranh giả hoàn tất thì mang đến treo lên tường; chả ai biết gì cả. Làm ăn như vậy, tới năm 2006 Tiêu Nguyên phải ngưng, vì cả bộ sưu tập chuyển đi nơi khác. Tổng cộng Tiêu Nguyên đã ăn cắp được 143 bức tranh, bán 125 bức thu vào 34 triệu đồng nguyên (khoảng gần 6 triệu đô la Mỹ). Phần lớn tranh quý bán qua nhà đấu giá Trung Quốc Gia Ðức Phách Mại (China Guardian Auctions). Tranh đem bán được giá vì có tác phẩm của các họa sĩ nổi danh trong thế kỷ 20 như Tề Bạch Thạch (Qi Baishi), Trương Ðại Thiên (Zhang Daqian) Năm 2012 một bức tranh của Tề Bạch Thạch bán ở Bắc Kinh với giá 72 triệu nguyên! Những tranh cổ được giá là của họa sĩ Chu Ðáp đời Thanh (Zhu Da, 17;1626-1705).
 
Khi bị bắt, Tiêu Nguyên còn giữ 18 bức tranh quý, trị giá 77 triệu nguyên, gần 12 triệu rưỡi đô la. Chắc các bức tranh đó sẽ được trả lại cho Học Viện Mỹ Thuật Quảng Châu. Nhưng số phận chúng sau này sẽ ra sao, khó đoán được. Bởi vì những bức tranh Tiêu Nguyên vẽ giả đem treo trong thư viện sau đó vẫn có người đánh tráo bằng những bức tranh “giả hơn!” Ra trước tòa, Tiêu Nguyên khai ông nhìn thấy ngay là tranh giả, sao chép vụng về, xấu hơn tranh giả của ông nhiều! Tất nhiên khi nhìn thấy ông cũng không dám tố giác những tay ăn cắp kế nghiệp mình. Vì nếu mở cuộc điều tra thì người ta sẽ khám phá ra những bức tranh bị đánh tráo đem đi cũng là đồ giả, họ sẽ hỏi tới ông.
 
Hiện tượng này gọi là “lỗi hệ thống!” Ðảng Cộng Sản đặt trên hai hệ thống, tuyên truyền mê hoặc và bạo lực đàn áp. Ðó cũng là nghề chuyên môn của những tay lừa đảo và ăn cướp. Một thằng bịp bợm và ăn cướp rất khó đi tố giác một thằng cướp và bịp khác. Vì chính nó sẽ phải phơi bày tội lỗi của mình! Những anh tham nhũng ngập mặt không ai dám đụng tới vì chuyện đổ bể ra sẽ liên lụy rất nhiều người, cả guồng máy không chạy được nữa. Sự nghiệp ăn cắp của Tiêu Nguyên chỉ bị phát giác tại... Hương Cảng! Một cựu sinh viên Viện Mỹ Thuật Quảng Châu thấy một bức tranh cổ bày bán ở Hồng Kông có đóng dấu thư viện của trường mình, bèn đi báo cảnh sát. Báo chí loan tin, lúc đó cả làng mới biết!
 
Trong các thư viện và bảo tàng viện bên Tàu không biết có bao nhiêu ông Tiêu Nguyên! Viện bảo tàng tỉnh Hà Nam năm 2013 phát giác nhiều cổ vật là đồ giả, theo tin báo chí nhà nước! Năm ngoái, viện bảo tàng Lộc Thành, tỉnh Liêu Ninh (Lucheng; Liaoning) khám phá ra trong số 8 ngàn món trưng bày có một phần ba là đồ giả, phải tạm đóng cửa! Với nền văn hóa ăn cắp theo định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển rực rỡ như thế, từ nay đi thăm các viện bảo tàng ở bên Tàu quý vị nên cẩn thận. Người Trung Hoa bây giờ chắc biết ơn Thống chế Tưởng Giới Thạch. Năm 1937, khi quân Nhật uy hiếp Bắc Kinh, ông đã cho di tản tất cả các đồ trân ngoạn trong cố cung nhà Thanh, chạy giặc tới đâu ông ôm theo tới đó, năm 1949 tất cả chuyển qua Ðài Loan. Nhờ thế, các thế hệ người Tàu sau này còn được ngắm những bức tranh cổ trân quý tại Cố Cung Bác Vật Viện. Nếu để lại trong lục địa, các vật quý đó chắc đã tiêu tán hết rồi!
Ăn cắp đồ cổ từ các đền chùa dễ hơn lấy từ các viện bảo tàng; và Việt Cộng không thua gì Trung Cộng. Có người khoe với tôi một pho tượng gỗ cổ, sau chuyến về thăm Việt Nam, cách đây hơn 30 năm. Chàng kể rằng một ông bí thư nào đó tiễn chân mình ra tận chân máy bay, lúc từ biệt mới nhét pho tượng vào túi xách tay của “Việt kiều yêu nước.” Ông bí thư nói nhỏ rằng pho tượng đó gốc ở chùa nào ra, nhưng không cho biết ông lấy lén lút hay công khai. Gần đây, chùa Kim Long ở Nha Trang vừa bị kẻ gian đánh cắp 39 tượng phật cổ. Hai anh ăn trộm này chắc không phải bí thư bí thiếc cái gì cả. Họ thuộc hàng ngũ thấp nhất, nằm dưới chân cả đám ba cấp bậc những thằng ăn cắp!
-----------------------
 

Ăn cắp ở Thụy Sĩ sao bằng ở Hà Nội

Ngô Nhân Dụng

Khi đọc bản tin hai du khách người Việt bị bắt vì ăn cắp ở mấy đôi kính mát ở Zurich, Thụy Sĩ tôi rất buồn. Ðã đi tính ăn cắp tại sao hai cháu không làm ăn “quy mô lớn xã hội chủ nghĩa” mà lại đi ăn cắp vặt như vậy? Về Hà Nội, “phấn đấu vào đoàn,” rồi “phấn đấu vào đảng” để làm những vố lớn có hơn không? Nếu sau này không được như Phùng Quang Thanh, Nguyễn Tấn Dũng, thì ít nhất cũng theo gót được Nguyễn Xuân Sơn chứ?

Sau Nhật Bản, Thái Lan, Ðài Loan, từ nay lại thêm Thụy Sĩ là nơi người ta phải cảnh giác khi thấy du khách người Việt Nam. Sỉ nhục cho cả dân tộc! Nhưng nghĩ cho cùng, không phải mấy cá nhân phạm pháp gây ra mối nhục này; họ cũng là nạn nhân. Chính phạm là một chế độ ăn cắp từ trên xuống dưới, lớn ăn cắp lớn, nhỏ ăn cắp nhỏ!

Khi trở về Hà Nội, chắc hai cháu đã nghe tin Nguyễn Xuân Sơn. Mấy bữa trước còn chễm trệ trên ghế chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PetroVietnam), giờ Sơn đang bị truy tố về tội “làm mất” 800 tỷ đồng (tương đương 36 triệu Mỹ kim) của công ty dầu khí, khi còn làm tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Ðại Dương (OceanBank).

Nguyễn Xuân Sơn đã làm trong ngành dầu khí từ 30 năm. Ông trở thành tổng giám đốc OceanBank sau khi PetroVietnam góp số vốn lớn vào ngân hàng này, có lúc chiếm hai phần ba vốn góp. Một công ty dầu khí lại đi khai thác ngân hàng, cũng như một công ty hàng hải Vinashin đi làm khách sạn, mua địa ốc, vân vân. Ðó là chính sách kinh tế quốc doanh của Nguyễn Tấn Dũng: Chúng mày làm cái gì ra tiền thì cứ làm! Trong một năm từ 2008 khi Nguyễn Xuân Sơn nhậm chức, số nợ xấu của OceanBank tăng gấp 9 lần, lên hơn 100 tỷ đồng! Ðến năm 2012 thì vọt thành 700 tỷ. Nợ xấu là những món tiền ngân hàng cho vay nhưng khó đòi lại được, để lâu “cứt trâu hóa bùn.”

Thế thì 100 tỷ đồng năm trước, 700 tỷ đồng bạc năm sau, chúng chạy đi đâu cả? Chắc chắn nó vào túi những thằng đứng vay cũng như những thằng cho vay! Cái đứa chấp thuận cho vay còn phải “đóng hụi chết” cho những đứa ngồi trên đầu nó nữa, chứ không ai cho ngồi vào những cái ghế béo bở!

Nhưng mà các đồng tiền ấy nguyên thủy chúng ở đâu mà ra? Như trong vụ này, họ lấy tiền của PetroVietnam đưa qua cho OceanBank. Mà PetroVietnam kiếm được tiền nhờ bán dầu của nước Việt Nam, của dân Việt Nam. Ðồng tiền của dân chạy sang một ngân hàng của nhà nước, rồi từ đó chạy qua túi những đứa đứng vay tiền và cho vay tiền! Những người “phấn đấu vào đảng” nới có cơ hội hóa phép cho các đồng tiền chạy lòng vòng, cuối cùng biến chúng lọt vô túi mình một cách dễ dàng như vậy! Ngân hàng chỉ là cái dây chuyền đem tiền của dân vào túi bọn tham nhũng! Hàng ngàn tỷ đồng tiền mất tích! Mà 90 triệu người Việt Nam không ai thấy gì cả, cho tới khi chúng nó đánh lẫn nhau! Ðó là phép lạ kinh tế thị trường theo định hướng ăn cắp!

Nguyễn Xuân Sơn đã trở về PetroVietnam khi nợ xấu mới lên tới 700 tỷ, rồi leo lên đến chức chủ tịch, chứng tỏ cán bộ tài chánh này đã được cấp trên tán thưởng và tin cậy. Nhưng với những món nợ không đòi lại được cao ngất nghểu thì tất nhiên sau khi Sơn chạy rồi, OceanBank chỉ còn đường xuống dốc. Từ cuối năm ngoái, những người kế nghiệp ông ta ở ngân hàng là Hà Văn Thắm và Nguyễn Minh Thu đã bị bắt, bị truy tố. Mới đây, ngân hàng trung ương gọi là Ngân hàng Nhà nước báo tin đã mua lại tất cả vốn và nợ của OceanBank với giá 0, số không, zero đồng! Tức là tất cả số vốn do PetroVietnam góp vô đó tan thành mưa bụi, thành mây khói. Ðây không phải là lần đầu có chuyện này mây mưa như vậy. Năm tháng trước, Ngân hàng Nhà nước mới “mua lại” Ngân hàng Xây dựng với giá cũng zero đồng - chủ tịch cũ Phạm Công Danh với tổng giám đốc Phan Thành Mai đã bị bắt vào năm ngoái!

Ðọc những tin tức trên, chúng tôi tội nghiệp hai cô chú bị bắt ở Zurich, hay những người ăn trộm chó bị bắt ở Ðài Loan, những cô tiếp viên phi hành xinh đẹp bị cùm ở Nhật Bản! Toàn là những món trộm cắp lặt vặt, không bao giờ tiến lên chủ nghĩa xã hội được! Mà bọn họ tất cả đều là nạn nhân, vì họ chỉ nhiễm độc thói sống bằng cách ăn cắp, thăng quan tiến chức nhờ ăn cắp, trong một xã hội mà bọn cầm đầu từ trên xuống dưới đứa nào cũng phải ăn cắp!

Nhắc lại: Phải ăn cắp! Vì không ăn cắp thì không sống được trong hệ thống “đạo kiếp trị” (kleptocracy) đó. Một người cháu sống ở Hà Nội đã giải thích cho tôi tại sao đường sá ở Việt Nam mới làm năm trước năm sau đã hư: “Khổ lắm bác ơi; nước mình nó khác nước Mỹ! Nếu bác làm đường mà cả mười năm không chỗ nào hư hỏng thì chúng nó làm thế nào kiếm ăn được? Không đứa nào nó cho bác trúng thầu đâu! Mỗi năm chúng nó phải kiếm một món về đường sá, một món về trường học, một món nhờ chỗ này, nhờ chỗ khác chớ?”

Ai cũng biết Hồ Chí Minh không phải là tác giả câu “Bách niên chi kế mạc như thụ nhân.” Nhưng chế độ cộng sản do ông lập ra ở nước ta đã đẻ thêm được một kế mới, Quản Trọng đời xưa không thể nào bịa ra được: “Niên niên chi kế mạc như tu lộ!” Thế là “Người người ăn cắp, ngành ngành ăn cắp,...” Nền văn hóa ăn cắp xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ bản này: Nhìn lên trên thấy đứa nào cũng ăn cắp, những người lương thiện tự hỏi: Tại sao mình “ngu” mãi để cho cái chúng nó thèm thuồng? Thèm từ đôi kính mát Gu gu Chi chi chi đó!

__._,_.___

Thứ tư, 29 Tháng 7 2015 16:46

Kỷ niệm với quý vị GS

Written by

KỶ NIỆM VỚI QUÝ VỊ GIÁO SƯ CVA:

 

Vũ Ngọc Ruẩn (CVA66)

 

Không biết các bạn nhất là ai học ban toán ( ban B ) thời trung học đệ nhị cấp ( đệ nhị và đệ nhất ban B ) có còn nhớ đến những vị giao su toán lẫy lừng của CVA thời CVA trong khoảng thập niên 1960 không ?? , Những vị thầy đã ghi dấu rất đậm vào ký ức chúng mình thời còn là học sinh không ?! 

Chẳng hạn như :

    -GS Nguyễn xuân Vinh đặc biệt với môn toán hình học ! Tôi còn nhớ cuốn sách hình học của ông là cuốn sách gối đầu gường của tôi và có ngưới nói với tôi là ai có khả năng làm và học sách tóan của ông thì chắc chắn đậu bình thứ trở lên !!! Bởi vì nó rất khó và thuộc dạng toán cao cấp hơn các đề thi trong quá khứ . Ngoài ra ông Vinh cũng là một nhân vật kiệt tác về văn chương, cuốn truyện dài " Đời phi công " của ông đã ghi sâu vào ước mơ và tham vọng của tuổi trẻ ( nam sinh ) với những ý hướng hào hùng và lãng mạn của kẻ nam nhi : 

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt 

xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung ! . 

....

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa 

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao !! ( ĐTĐ) )

Hay : 

Thông minh nhất nam tử 

Yếu vi thiên hạ kỳ 

-----

Cờ báo tiệp, giữ trởi Nam bay bướm nhẹ 

Tài bộ thế mà công danh lại thế ! (NCT )

    Với nữ sinh thì mộng tưởng tì hình ảnh anh chàng không quân đi mây , về gió để sau mỗi chuyến bay, trở về nhà mô tà vẻ đẹp ngoạn mục của giải ngân hàng cho nàng nghe và tưởng tượng ! Chẳng có gì cao ngạo và tự hào hơn nếu có được tấm chồng xứng đáng trượng phu . Và cũng chính ông VINH làm cho không quân lên giá và khoác áo oai hùng .

-GS Nguyễn văn Kỷ Cương: phải nói là một vị GS toán tuyệt tài , tôi theo học khá nhiều GS của SG ngày đó nhưng tôi chưa bao giờ thấy một vị GS nào mà vẽ những vòng tròn ngoại tiếp hay nội tiếp ( không cần compa , vẽ dễ dàng như người ta ngoáy một chữ o ) với bất cứ điểm tiếp nào trên bảng một cách chính xác và tròn trịa như ông . 

    Các bạn còn nhớ không " Vòng tròn 9 điểm " với bài toàn hình học mà kết quả tim ra được 9 điểm sau khi tình toán đều nằm trên một vòng tròn !!... Kỳ diệu với 9 điểm đó với thầy Kỷ Cương kẻ gạch làm sao mà cả 9 điểm nằm chính xác trên cái vòng tròn rất chỉnh tề ! Super !!! Có lẽ bài toàn này tôi đã làm hàng trăm lần và tôi cũng đã cố vẽ nó trên bảng nhưng phải cố gắng kéo ra thêm  hay làm cụt thêm tí chút để 9 điểm cùng trên vòng tròn ! Nhưng cuối cùng 9 điểm cũng nằm trên vòng tròn méo mó !!!( Đúng ra nó là một đường cong, đôi khi có các khúc gẫy nối liên nhau !!! Thật chán !! và cũng thật cảm phục thầy !) 

-GS Bạch văn Ngà : Một vị giáo sư dậy toán mà chưa một học sinh nào nhìn thấy thầy cười ! Một dạng người khô cằn, lạnh lùng ,nhưng rất đáng kính !!! Khi dậy học thầy dùng cục phấn đánh vào bảng như gõ búa ! Tôi còn nhớ một lần thầy cầm cục phấn gõ quá mạnh vào tấm bảng đen, miệng thấy nghiến răng và nói : "Caí..í..í  điể..ể..m... nà...y...! "  có lẽ vì thầy gỏ quá mạnh, cục phấn bị bể và móng tay thầy bị đánh mạnh vào bảng và toé máu ! cả lớp im rơ nhìn nổi đau của thầy !thương cảm !   Còn thầy thì im lăng ( cái im lặng của nhịn đau !!!) ! Một vị thầy rất nhiệt lòng và đáng nể !

-GS Phong Lửa : Thầy dậy đệ nhất cấp mà thôi ! Nhưng sau này thầy được CVA cho lên dậy đệ tam ( lý do chương trình toán của  Đệ tam là chương trình ôn lại môn toán của nhất cấp ) ! Chỉ cần chữ Lửa trong tên của thầy cũng nói lên cá tính nóng này và dữ dằn của thầy rồi ! Có lẻ không ai có thể quên được những lần thầy kêu len bảng làm bài tập... Gặp các bài toán khó , nhiều khi cả lớp bí rì và run run khi thầy nhìn xuống sổ danh sách và kêu lên bảng làm toán !!!! Nhiều khi thầy cho liên một lúc 10, 15 hay 20 người 2 Zeros ( 00) là chuyện bình thường ! Nhiều học sinh vừa lên bảng chỉ mới cầm cục phần mà lớ ngớ là thầy đã hét : Đi xuống ! Mắt thầy nhìn đứa học trò như toé lửa !!!! thế là 2 Zeros !!! ( vì thầy biết rõ là dốt rồi ! mất thời giờ ) !!! Oi bao nhieu ky niem cua thay PHONG LUA , ke sao cho het nhỉ !!!!

Khoảng năm 1984, 1985 (?), toi den Madagasca công tác.  Nhiều khi có thời giản rãnh rỗi tôi đi du lịch đó đây và có vài lần sang đảo Reunion  (Réunion là một đảo thuộc Phap và rat gần với Madagasca, và cung là noi thục dân Pháp đầy các vị vua VN như Duy Tân, Thành Thái ... ! ) Toi den do cung nhu kiem diem lai mot bài học lịch sử cay đắng xa xưa cua dan toc Viet và cũng muốn biết tí chút về những nơi thuộc Pháp họ sống ra sao ???? ! Và toi cung gặp vài ba gia đình VN , họ là những binh lính của Tây vì thời cuộc mà sang đó sinh nhai !

Sau này liên lạc với thầy Phong ở Nice (Nam nước Pháp),  tôi mới biết là thời gian tôi sang Madagasca cũng là thời thầy và gia đình sống ở đảo.  Tiec la luc tôi sang ben Reunion rong chơi, tôi đã không biết có một ông thầy CVA tự là Phong Lửa cung ở đó và dang lam nhân viên van phòng cho mot chi nhanh ngan hàng cua pháp tại Reunion !!! Sau nay biet ra , thay tiec re qua ! vi neu ngay do ma toi gap duoc Thay va Cô thi HANH PHUC biet bao nhieu !!! Trai dat nho be bao nhieu

Đúng là vô duyên nên không gặp được thầy, có lẽ nếu gặp được chắc chắn là rất vui !  Thầy định cư tại Pháp sau 1975 và thầy xin được việc làm cho một nhà bank cua Phap có chi nhánh ở Madagasca ... Các con của thầy dều tốt nghiệp đại học và có giá đình, cong việc rất ổn định  ( một người làm Kỹ su sống trên Paris , một người khác làm bác sĩ sống ở Nice ) Thầy về hưu và sống ở một apart. cùng cô (vợ của thầy ) ! Một bà cô ( hình như là GS của Trung Vuong hay GL ... toi quen roi !)  rất dể mến và vui vẻ  ! mỗi lần tôi điện thoại sang ,cô nghe tiếng tôi và biết ngay là thằng R ( xí trai, nhà nghèo học dốt của thầy Phong xa xua ) là cô gọi thầy : "Ông Phong Lửa ơi thằng học trò tên R của ông muốn nói chuyện với ông này !" 

Vui thật vì cô cũng gọi thầy là ông PHONG LỬA  (cầu mong thầy không có lửa với cô như với thằng học trò CVA tên R !!!) 

Thay Phong Lua nguoi NGHE AN, nhung noi giong khong nặng nhu Nghe An đúng nghia ! Một vi thay ma toi luon luon kinh nguong , nho thay toi da co can ban vuon len trong viec hoc tiep theo ! 

    Tat ca la ky niệm ! va đáng nhớ ! thằng học trò ngỗ nghịch, xí trai, nhà nghèo học dốt và vô duyên ngày xua đã trên 70 tuổi rồi !!! Thời gian,một hiện tượng của vô tình và tàn bạo , nó thổi đi tất cả vui buồn và rất lạnh nhạt với bất cứ ai , nhưng nó vẫn cho người ta những hoài nhớ về những kỷ niệm trong đời !

Vũ Ngọc Ruẩn

28/7/2015

Thứ tư, 15 Tháng 7 2015 18:05

Tai sao Vu Hoang Chuong bi bat

Written by

 

Chúng ta, những người dân Sài gòn sau tháng 4 -1975, ai cũng đã từng nghe: "Nam Kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý, Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do", để nói về hai con đường bị Công Lý và Tự Do bị đổi tên thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Đồng Khởi.  Nhưng ít người biết tác giả 2 câu này chính là nhà thơ Vũ Hoàng Chương. (HL)
 
   
TẠI SAO VŨ HOÀNG CHƯƠNG BỊ BẮT VÀO TÙ KHÁM LỚN?
  
Phạm-công Bạch, CVA 57
 
Đã là cựu học sinh Chu-văn-An, ai không biết thi sĩ Vũ-hoàng-Chương là một vị giáo-sư Việt Văn rất đáng mến. Quả thật vậy, trong cuộc đời thi sĩ, Ông đã từng xuất bản cả chục tập thơ và kịch thơ , cũng như trong nghề dạy học, ai đã từng là học trò Ông  thảy đều thương kính, coi Ông như một vị giáo sư có đầy đủ tác phong về đạo đức và sư phạm. Hơn thế nữa, hãy xem nhà văn Song-Thao (cũng là một cựu học sinh Chu-văn-An) mô tả Ông trong tập truyện “Chốn cũ” vừa xuất bản:
 
   “Thầy đi quanh lớp bằng những bước chân nhẹ nhàng, đầu nghểnh cao, mắt xa vắng, giảng bài bằng cái giọng nhừa nhựa thanh thanh. Có những lúc mắt thầy như nhắm hẳn lại, đầu lắc lắc từng chặp. Những lúc đó thầy như thoát hồn bay về một trời thơ nào đó. Thầy say thơ. Thầy ngâm thơ như một người đồng thiếp. Như không còn thầy. Như không có trò. Như không phải là một lớp học. Chỉ có một cõi thơ lồng lộng bát ngát. Chúng tôi cũng thấm thơ. Vô cùng nồng nàn là những dòng thơ đất Việt. Chỉ có tiếng chuông báo hết giờ học mới có thể kéo thầy trò ra khỏi cơn mê văn chương…”
 
Làm thơ đã hay, dạy học thì say mê như thế, Vũ-hoàng-Chương không hề làm chính trị. Hồi toàn quốc kháng chiến  năm 1946, Ông cũng chỉ  tản cư khỏi thành phố một thời gian rồi  lại hồi cư, chứ không ra bưng. Từ năm 1954 khi di cư vào Saigon, Ông cũng không tham gia một đảng phái nào. Thế nhưng cuộc đổi đời ” tháng tư đen” đã đưa Ông vào tù  và chỉ được tha về khi kiệt lực gần chết. Chúng ta thử tìm hiểu nguyên do nào đã đưa Ông vào vòng lao lý gần một năm trời. Với thân hình gầy còm và “ả phù dung” dằn vặt làm sao Ông sống nổi. Kể ra cũng có nhiều lý do xa gần.
 
 Bài thơ hoạt cảnh Tết Con Rồng.
 
 Miền nam ViệtNam bị mất về tay cộng sản tháng tư năm 75 thuộc năm Mão. Cuộc đổi đời đã gây ra nhiều cảnh éo le cả về hoàn cảnh xã hội lẫn nhân tình thế thái. Vũ-hoàng-Chương bị kẹt lại và Ông đã mắt thấy tai nghe và ngay cả chính Ông cũng là nạn nhân của sự thế . Cuối năm bước sang năm Thìn là tết con rồng, Ông đã làm một bài thơ tức cảnh như sau:
    
Vịnh tranh gà lợn
 
Sáng chưa sáng hẳn, tối không đành,
Gà lợn om sòm rối bức tranh.
Rằng vách có tai, thơ có hoạ
Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh.
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng
Lòng lợn âm dương một tấc thành.
Cục tác nữa chi, ngừng ủn ỉn
Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh.
 
Đây đích thực là hoạt cảnh của miền Nam sau mấy tháng về tay chủ mới: Chính quyền tiếp thu vào tay cộng sản chưa hoàn toàn kiểm soát được xã hội vốn vẫn thoải mái trong nếp sống từ bao năm qua. Dân chúng vẫn hoài nghi cách mạng cho nên tình thế chưa thấy gì làm sáng sủa. Mặt khác đa số người thuộc chế độ cũ  không tin miền Nam có thể dễ dàng rơi vào tay cộng sản như vậy nên thầm kín trong lòng vẫn ước mong lật ngược thế cờ khỏi cảnh tối tăm hiện tại.
Với bối cảnh xã hội như vậy, kẻ hồ hởi, người âm thầm cho nên nẩy sinh ra lắm vẻ, biết ai là ai bây giờ. Bức tranh xã hội thật là rắm rối. Cộng sản đi đến đâu thì mạng lưới công an rình rập nhòm ngó tới đó. Kẻ thân trong nhà cũng còn nghe lén để báo cáo lập công thì còn biết tin ai bây giờ. Cho nên nhìn bề ngoài đố biết lòng dạ ai thế nào.
Ngay như chính tác giả cũng đã là nạn nhân của lòng người đổi trắng thay đen. Số là Vũ-hoàng-Chương và gia đình đã từ lâu vẫn ở nhờ trên căn gác nhỏ trong biệt thự của bà Mộng-Tuyết (phu-nhân thi sĩ Đông-Hồ), Ông đã từng đặt tên đây là “gác mây” để Ông bạn với “ nàng thơ” và “nàng tiên nâu”. Thế nhưng từ khi có cán bộ từ ngoài bắc vào, Bà Mộng-Tuyết thì hồ hởi tiếp đón, còn Vũ-hoàng-Chương thì lặng lờ như không Cho nên Bà muốn đỡ phiền lụy sau này đã ngỏ ý muốn Ông dời nhà đi ở chỗ khác. Chính vì vậy mà thi sĩ họ Vũ đã phải dời sang Khánh hội ở nhờ nhà em vợ là thi sĩ Đinh-Hùng. Ôi tình nghiã bao năm như vậy mà chỉ vì một chút “quáng” đã làm cho huynh đệ ly tan ! Riêng đối với Ông, con người còn tình người, chân thật và chất phác thì vẫn “một tấc thành” không a dua xu nịnh với ai.
 
Bây giờ xuân và tết đến, thôi hãy quên hết moi sự mà nghe khúc tân thanh của năm con rồng. Theo tôi, ý giả của câu cuối bài thơ này là như vậy; nhưng nghĩ kỹ hơn,nếu chúng ta ở Saigon trong thời điểm đó thì “khúc tân thanh” ở đây chính là những loa tuyên truyền ra rả sáng chiều mà cộng sản đặt ở khắp phường phố. Cũng có thể nghĩ xa hơn, khúc tân thanh chỉ là sự rút gọn của “khúc Đoạn trường tân thanh” mà từ nay còn phải ngâm mãi. Với một bài thơ xuân như thế được phổ biến ra ngoài, thi sĩ Vũ-hoàng-Chương tránh sao khỏi bị bắt vì tội phản động. Nhưng chưa hẳn như vậy. 
 
Món  quà chiêu dụ bất  thành .
 
Hãy trở lại vài chục năm về trước, chúng ta được biết thi sĩ Vũ sinh năm 1916. Hai chục năm sau vào thời điểm thi sĩ trưởng thành thì phong trào thi ca lãng mạn nở rộ do ảnh hưởng của văn chương Pháp. Cùng thời với Vũ-hoàng-Chương còn có rất nhiều văn nhân thi sĩ khác cùng nổi tiếng trên văn thi đàn, trong đó có Huy-Cận (tên thật là Cù-huy-Cận) sinh năm 1919. Huy-Cận cũng là một nhà thơ nổi tiếng, điển hình là bài “Ngậm ngùi” đã được phổ nhạc mà chúng ta thường nghe. Huy-Cận kém Vũ-hoàng-Chương ba tuổi và xuất bản tập thơ đầu “Lửa Thiêng” sau khi Vũ-hoàng-Chương đã có thi tập “Thơ say” và “Mây” đang sắp phát hành. Vì thế Huy-Cận coi thisĩ Vũ như anh.
 
Hai người cũng chơi với nhau khá thân. Một hôm Huy-Cận bất ngờ gặp Vũ-hoàng-Chương và  rủ Ông đi ăn phở. Vì mới ra tập thơ đầu lại cũng có ý thân mật so sánh nên Huy-Cận nửa đùa nửa thật vỗ vai Vũ-hoàng-Chương nói rằng:
 
“Đã lâu lại gặp ‘chàng Say’
‘Lửa Thiêng’ xin đốt chờ ‘Mây’ xuống trần
 Vũ-hoàng-Chương cũng hơi khựng một chút, nhưng vui vẻ đáp ngay:
‘ Mây’ kia chẳng chịu xuống  trần
Lửa ơi  theo khói lên gần với  ‘Mây’.
 
Hai người đối đáp với nhau như thế, vừa có ý kiêu ngạo, vừa có ý thân thiện, thật xứng đôi. Rồi thời gian trôi qua, năm 1946 Huy-Cận ra bưng theo kháng chiến dùng thi tài của mình để phục vụ bác và đảng, được sủng ái nên đã có thời leo lên đến chức Thứ trưởng bộ Văn hóa. Vũ-hoàng-Chương thì chạy tản cư, cũng có làm một số bài thơ ái quốc, nhưng sau đó hồi cư về lại Hanoi rồi di cư vào Saigon theo hiệp định Genève năm 1954, vẫn tiếp tục nghiệp thơ và sinh sống bằng nghề dạy học.
Vật đổi sao dời, năm 1975 miền nam bị bỏ rơi và cộng sản thắng đại cái “đại thắng muà xuân”.Và hai thi nhân lại có dịp gặp nhau trong hoàn cảnh éo le quốc cộng. Huy-Cận được cử vào Saigon cùng với một phái đoàn với mục đích thăm dò và chiêu dụ các văn nghệ sĩ miền Nam.
 
Dĩ nhiên người mà Huy-Cận muốn gặp đầu tiên là Vũ-hoàng-Chương cũng vì tình bạn cũ và cũng nghĩ rằng nếu chiêu dụ được Vũ theo cách mạng thì mình lập được công lớn. Vì vậy Huy-Cận đã sửa soạn cuộc thăm viếng rất trọng thể. Lễ vật đến thăm Vũ-hoàng-Chương gồm một chai rượu quí, một lọ đầy thuốc phiện và cũng không quên mang theo một bức hình Hồ chí Minh. Rượu và thuốc thì để biếu bạn, còn bức hình thì Huy-Cận ước mong sẽ được Vũ-hoàng-Chương đề tặng cho mấy vần ca ngợi để có bằng chứng báo cáo lấy công đầu.
 
Cuộc gặp gỡ diễn ra tốt đẹp sau bao năm xa cách. Vũ-hoàng-Chương đón Huy-Cận như một bạn cố tri nồng nàn vui vẻ. Sau khi Huy-Cận ngỏ ý muốn Vũ đề thơ thì Ông trầm mặc không nói gì. Huy-Cận khi ra về có hẹn ba ngày sau sẽ cho người đến xin lại bức hình, Vũ-hoàng-Chương cũng chỉ ậm ừ tiễn bạn.
Đúng ba ngày sau khi nhân viên của Huy-Cận tới thì thấy trên bàn vẫn còn y nguyên hai món lễ vật và bức hình, Vũ-hoàng-Chương không hề đụng tới mặc dù rượu với thuốc phiện đối với Ông là rất quí hiếm. Còn bức hình thì vẫn chỉ là bức hình như khi đem tới,không một nét chữ đề. Được báo cáo lại, dĩ nhiên là Huy-Cận tím mặt. Nhưng Ông biết tính họ Vũ là ngưòi không dễ lung lạc nên cũng đành thôi.
 
Vũ-hoàng-Chương, ông qủa là một người có khí phách. Ông có một cơ hội an thân nhưng Ông đã không làm, chỉ vì tấm lòng Ông “một tấc thành” nên Ông phải giữ tiết tháo không a dua theo thời cuộc. Thế là lại có thêm một cái ‘họa’. Nhưng như thế vẫn chưa hết.
 
Chê thơ Tố-Hữu và dạy cộng sản cách làm thơ.
 
Theo một bài đăng  trên “net”  của tác giả Sông-Lô  viết về Vũ-hoàng-Chương nhận xét thơ Tố-Hữu,  được biết phái đoàn từ bắc vô nam cùng với Huy-Cận như đã nói ở đoạn trên còn có nhiều nhân vật sáng giá khác như Tố-Hữu,  Hoài-Thanh, Xuân-Diệu, Vũ-đình-Liên…. Phái đoàn được ký giả nằm vùng Thanh-Nghị tiếp đón và tổ chức một đêm”họp mặt văn nghệ” với các nhân vật gạo cội miền Nam để cùng đánh giá văn hoá hai miền ngõ hầu thống nhất tư tưởng về một mối. Buổi họp này Vũ-hoàng-Chương đã được mời và có tham dự. Đề tài được đưa ra là mấy câu thơ của Tố-Hữu đã làm để khóc Stalin khi ông trùm đỏ Nga-sô  này chết vào năm 1953. Hai câu thơ đã gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp cùng đầy đủ tiếng khen chê đối với  tên trùm văn nghệ cộng sản này là câu:
 
“Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười “
 
Thanh-Nghị với tư cách nằm vùng theo cộng sản từ lâu, coi như đại diện miền nam, dĩ nhiên ca ngợi thơ Tố-Hữu hết mình. Rồi lần lượt đến Xuân-Diệu, Huy-Cận, Vũ-đình-Liên từ ngoài bắc vào lên diễn đàn thì khỏi nói. Cũng cần có một tiếng nói miền nam cho xôm tụ, cho nên Hoài-Thanh khẩn khoản mời Vũ-hoàng-Chương lên phát biểu với dụng ý là họ Vũ, một thi bá đương thời, nhưng vốn người trầm mặc hiền hoà chắc cũng chỉ vuốt theo mà không nói điều gì nghịch ý. Xin trích nguyên văn sau đây một đoạn của Sông-Lô:
 
“Ai đã biết Vũ-hoàng-Chương ắt phải biết cái đanh thép bên trong tấm thân nhỏ bé ọp ẹp của ông. Đôi ba lần tạ từ không được, đành nhảy vào ưỡn ngực “ hò kéo pháo”, nhưng trước khi vào cuộc họ Vũ đã yêu cầu cử tọa thông cảm nếu có chỗ nào thất thố vì ông sợ rằng những gì ông muốn trình bày sẽ làm tổn thương cái  ‘sáng giá’  của đêm họp  ‘văn nghệ đặc biệt’ này, bởi vì ‘tất tần tật’ đã thẩm định rồi.”
 
Sau đây là lời của Vũ-hoàng-Chương;
 
“Thi nhân từ cảm xúc mỗi lúc tác động vào tâm cảnh của mình, để hồn trí phản ứng theo thất tình con người mà vận dụng thi tứ phổ diễn nên lời một tình tự nào đó, rồi đãi lọc thành thơ. Sự vận dụng càng xuất thần, việc phổ diễn càng khẩu chiếm, thơ càng có giá trị cao.
 
Cảm xúc trước cái chết của một thần tượng được ‘đóng khung’ tự bao giờ trong tâm cảnh mình, Tố-Hữu đã xuất thần vận dụng nỗi u hoài, phổ diễn nên những lời thơ thật khẩu chiếm, rồi dùng những từ thật tầm thường, ít thi tính, đãi lọc nỗi u hoài của mình thành một tiếng nấc rất tự nhiên, đạt đến một mức độ điêu luyện cao. Lời thẩm định của Thanh-Nghị thật xác đáng,tôi chịu. Nhưng thơ không phải chỉ có thế.Xuất thần khẩu chiếm thuộc phạm vi kỹ thuật, dù đã có thi hứng phần nào, và nếu chỉ có thế thì thơ chỉ có khéo mà thôi, chưa gọi là đạt; tức chưa phải là hay. Thơ hay cần phải khéo như thế vừa phải đạt thật sự. Thi hứng nằm trong sự thực của tình tự phổ diễn nên lời. Tình tự mà không thực, lời thơ thành gượng ép. Vấn đề của thơ,nói cho đến nơi, là ở đây, có nghiã là thơ phải thực.
 
 Tố-Hữu đặt tiếng khóc của chính mình vào miệng một bà mẹ Việtnam, muốn bà dùng mối u hoài của một nhà thơ để dạy con trẻ Việtnam yêu cụ Stalin thay cho mình. Cũng chẳng sao vì đó cũng là một kỹ thuật của thi ca; nhưng trước hết phải biết bà mẹ Việtnam có cùng tâm cảnh với mình không, có chung một mối cảm xúc hay không?
Tôi biết chắc là không. Bởi trong đoạn trên của hai câu lục bát này trong bài ‘Đời đời nhớ Ông’ Tố-Hữu đã đặt vào lời bà mẹ hai câu:
 
“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin “
 
Chắc chắn là không có một bà mẹ Việtnam nào, kể cả Bà Tố-Hữu, mà thốt được những lời như vậy một cách chân thành. Cái không thực của hai câu này dẫn tới cái không thực hai câu sau ta đang mổ xẻ.   Một tình tự không chân thực, dù đươc luồn vào những lời thơ xuất thần, khẩu chiếm đến đâu cũng không phải là thơ đẹp,thơ hay,  mà chỉ là thơ khéo làm; đó chỉ là thơ thợ chứ không phải là thơ tiên. Loại thơ khéo này người thợ thơ nào lành nghề cũng quen làm, chẳng phải công phu lắm. Nhất là nếu có đòi hỏi một tuyên truyền nào đó. Tố-Hữu nếu khóc lấy, có lẽ là khóc thực, khóc một mình. Nhưng bà mẹ Việtnam trong bài đã khóc tiếng khóc tuyên truyền, không mấy truyền cảm“.
 
Vẫn theo lời kể của Sông-Lô thì  lời thẩm định này đã gây sôi nổi trong đám thính giả có mặt hôm đó. Muốn phản bác luận điệu của Vũ-hoàng-Chương, có người đã yêu cầu Ông nói về thơ để hòng bắt bẻ này nọ, nhưng Ông vẫn ôn tồn phát biểu:
 
“Thơ vốn là mộng, là tưởng tượng, là tách rời thực tế, nhưng mộng trên những tình tự thực. Không chấp nhận loại thơ tình tự hoang. Có khoa học giả tưởng, không có thơ giả tưởng. Nói thơ là nói đến thế giới huyễn tưởng, huyễn tưởng trên sự thực để thăng hoa sự thực, chứ không bất chấp, không chối bỏ sự thực. Nhà thơ không được láo; nhà thơ phải thực nhưng thoát sáo sự thực thành mộng để đưa hồn tính người yêu thơ vươn lên sự thực muôn đời đạt đến chân lý cuộc sống. Thiên chức thi ca là ở chỗ đấy.
“Tôi xin nhắc ; sự thực muôn đời là cơ sở duy nhất của thi ca; vì có sự thực cho riêng một người, có sự thực cho riêng một thời, nhưng vẫn có sự thực cho muôn đời, sự thực bao quát không gian,thời gian, chân lý cuộc sống.”
 
Sau đêm hôm ấy, hình như có một buổi họp khẩn cấp của các “nhân vật then chốt” cộng sản, và  Vũ-hoàng-Chương đã bị bắt. Như vậy cái tội phản động của thi sĩ họ Vũ không phải là một mà có đến ba : bắt đầu từ bài thơ thời sự , kế đến không nể nang tình bạn và sau cùng là đã dạy khôn cho kẻ đang thắng thế. Theo Sông-Lô thì Vũ-hoàng-Chương không phải là người dại, cũng không phải người can đảm mà Ông chính là người của tự do không phải quị lụy trước bất cứ một áp lực nào.
 
Niềm hãnh diện cuối đời : Thủ-tướng bưng bô.
 
Vũ-hoàng-Chương bị bắt vào khám Chí hòa, giam chung cùng một số nhà trí thức khác. Với thân hình gầy yếu sẵn có, phải ăn cơm tù đạm bạc lại thêm thiếu thuốc phiện thì làm sao mà Ông chịu nổi. Có thể nói bao nhiêu ngày trong tù, Ông đau yếu cả bấy nhiêu ngày. Sức lực Ông kiệt quệ dần dần, đã có lúc phải nằm liệt giường. Chính quyền “giải phóng” biết Ông không còn sống nổi bao lâu, nên sau thời gian giam giữ đã quyết định thả Ông về để tránh tiếng Ông bị bức tử trong tù. Về nhà gặp lại vợ con, dĩ nhiên là Ông mừng rỡ, nhưng trong đáy lòng hình như Ông có điều gì thỏa mãn vì tuy nằm bẹp trên giường Ông không có vẻ sầu héo bi lụy của một người gần đất xa trời. Một hôm Ông thố lộ là ở trong tù Ông có phần thích thú vì đã được Thủ-tướng bưng bô vệ sinh cho mình. Mãi sau người nhà Ông mới biết bị giam chung cùng với Ông là Bác sĩ Phan-huy-Quát. Bác sĩ Quát đã có thời làm Thủ-tướng chính phủ dân sự do Cụ Phan-khắc-Sửu là Quốc trưởng. Vì mến thương Vũ-hoàng-Chương và vì lương tâm của người y sĩ, trong thời gian bị giam chung, Bác sĩ Quát đã tận tình chăm sóc cho nhà thi sĩ bất hạnh đau yếu, và không ngần ngại giúp đỡ cả việc vệ sinh hàng ngày. Đó là niềm vui cuối cùng của thi sĩ họ Vũ trước khi Ông lìa đời ngày 6 tháng 9 năm 1976.
 
Phạm-công Bạch, CVA 57
    
  
Thứ năm, 09 Tháng 7 2015 02:49

NHỮNG ĐỊA-DANH

Written by

NHỮNG  ĐỊA-DANH 

LIÊN-HỆ  ĐẾN  DANH-SƯ  CHU VĂN AN

 

HÀ  MAI-PHƯƠNG  &  LƯU-CHU  THANH-TAO

 

Lời Dẫn Nhập  :  Ngoài hai trường trung-học CHU VĂN-AN  nổi tiếng ở Hà-Nội trước năm 1954 và ở Sài-Gòn sau năm 1954,  cùng nhiều đường, phố vinh-danh Chu Văn-An khắp nơi trong nước; trong các sách cũ khi nhắc tới sự-tích và hành-trạng của vị danh-sư “hưng quốc” đời Trần này còn có nhiều địa-danh nổi tiếng có liên-hệ tới Chu Văn-Trinh Tiên-sinh.  Nay xin ghi chép trong bài viết này để các đồng-môn CVA đỡ mất công tra-cứu.

                                                                        H.M.P.  (CVA 1958-1959)

SINH-QUÁN  CỦA  VĂN-TRINH  TIÊN-SINH :  XÓM  VĂN

Sinh-quán của Chu Văn-An hay Chu-An [1292-1370] (1) ở Xóm Văn  hay Thôn Văn  thuộc xã Thanh-Liệt  tức Làng Quang hay xã Quang-Liệt cũ (2) ở bên bờ sông Tô-Lịch  [ngọn nguồn của Nhuệ-Giang], huyện Thanh-Trì, phủ Thường-Tín, trấn Sơn-Nam Thượng; sau này thuộc tỉnh Hà-Đông cũ; nay là huyện ngoại-thành Hà-Nội.  Sau khi Chu Văn-An mất, làng Quang-Liệt (tức Thanh-Liệt sau này),  thờ Chu Văn-An làm thành-hoàng ở Đình Nội thuộc Thôn Văn  (3).  Xã Thanh-Liệt có 4 thôn :  Thôn Cự,  Thôn Đương,  Thôn Quang [hay Làng Quang] và Thôn Văn [xưa là Xóm Văn].   Xã Thanh-Liệt giáp-giới với làng Hoàng-Cung ở bên kia sông Tô-Lịch, có Cầu Bươu bắc ngang sông này để hai làng thuận-tiện qua lại...

Hiện còn một số tục-ngữ, phong-dao về quê-hương danh-sư Chu Văn-An :

-- Hỡi cô đội nón quai thao,

Đi qua Thanh-Liệt thì vào làng anh.

Làng anh Tô-Lịch trong xanh,

Có nhiều vải, nhãn ngon lành em ăn !

-- Vải [làng] Quang, húng [làng Láng], ngổ Đầm [làng Linh-Đàm].

-- Hồng Làng Quang, vàng Làng Tó; kéo vó Xóm Văn.

-- Làng Quang dưa, vải khắp đồng,

Ngô, khoai khắp ruộng, nhãn lồng Xóm Văn…

LÀNG  HOÀNG-CUNG  VÀ  CUNG-HOÀNG  HỌC-HIỆU

Theo Đại-Nam Nhất-Thống-Chí  tại làng Hoàng-Cung có đền thờ danh-sư Chu Văn-An ở  Cung-Hoàng Học-Hiệu, nơi Quốc-tử-giám Tư-nghiệp Chu Văn An từng mở trường dạy học và đào-tạo được nhiều nhân-tài lỗi-lạc… Xã Hoàng-Cung [hay Huỳnh-Cung] ở tổng Cổ-Điển, ngay bên cạnh xã Quang-Liệt, cũng thuộc huyện Thanh-Trì, phủ Thường-Tín, trấn Sơn-Nam-Thượng; thời Pháp-thuộc, thuộc tỉnh Hà-Đông; nay là thôn Hoàng-Cung, xã Tam-Hiệp, huyện Thanh-Trì ngoại-thành Hà-Nội.

 Theo Dư-Dịa-Chí (trong Lịch-Triều Hiến-Chương Loại-Chí của Phan Huy-Chú, bản dịch của Tố-Nguyên Nguyễn Thọ-Dực, Phủ Quốc-Vụ-Khanh Đặc-trách Văn-hoa Xuất-bản, Sải-Gòn, 1971),  nhà đọc sách cũng là trường dạy học của Chu Văn-An tiên-sinh ở trên một gò đất lớn, quay mặt xuống một đầm nước rộng.  Sau khi tiên-sinh mất, hàng huyện lập đền thờ Chu Văn-An ở đấy…  Đền dựng từ năm nào không được rõ.  Năm 1717 đền được tu-bổ và có dựng bia ca-tụng công-đức danh-sư Chu Văn-An.  Văn bia do Ngự-sử Nguyễn Công-Thái [1684-1758] soạn. 

Tới năm 1785, đền thờ lại được trùng-tu, do quan Tham-tụng Bùi Huy-Bích khởi xướng.  Hàng năm, xuân thu nhị kỳ, theo lệ cũ, Triều-Đình đều có cử quan Khâm-mạng tới đền tế-lễ cùng với các văn-thân... 

Năm 1807  --  dưới đời vua Gia-Long  --   Nguyễn Huy-Vịnh [là con danh-sĩ Nguyễn Huy-Tự, tác-giả truyện thơ Hoa-Tiên ] có làm bài ký Thăm Đền Chu Văn-An.  Theo bài ký này, bấy giờ đền thờ Chu Văn-Trinh Tiên-sinh  [tức Chu Văn-An] có tòa chính-đường 5 gian và 2 tòa giải-vũ (mỗi tòa 3 gian); đắp tường đất bao-quanh đền,   Bài vị sơn son thếp vàng đề các chữ Trần Triều Quốc-Tử-Giám Tư-Nghiệp, Tiến tặng Văn-Trinh Công Phu-Tử, Tứ Thụy Khang Tiên-Sinh Thần Vị  (có nghĩa là : vị Tư-Nghiệp ở Quốc-Tử-Giám triều nhà Trần, được tiến tặng bậc Phu-tử là ông Văn-Trinh  --  tức Chu Văn-An  --  lập thần-vị với tên thụy được ban là Khang Tiên-sinh).  Trước đền có Thạch Hương Kỷ là cái bàn bằng đá trên có lò hương khắc bài văn ca-tụng phong-cách và gương sáng của Chu Văn An Tiên-sinh... Bia của Ngự-sử Nguyễn Công-Thái dựng trên lưng rùa đá ở bên hữu Thạch Hương Kỷ...

Năm 1860  --  dưới đời vua Tự-Đức  --  người trong huyện Thanh-Trì là các ông Trịnh Lý-Hanh và Hoàng Đình-Chuyên lại gia công tu-bổ đền và công ích này đã được nhắc tới trong văn bia do danh-sĩ Nguyễn Văn-Siêu soạn và dựng ở đền.

Đền thờ Chu Văn-An ở xã Hoàng-Cung đã bị hủy-hoại trong thời-kỳ “Tiêu-thổ Kháng-chiến chống Pháp” vào năm 1946; nay chỉ còn lại ít dấu-tích như nền tường và hai cột cửa...

ĐỀN  HIỂN-KHÁNH  VÀ  ĐỀN  XÀ-KIỀU

Đền Hiển-Khánhxã Linh-Đàm hay Linh-Đường, tổng Thanh-Liệt [Quang-Liệt cũ], huyện Thanh-Trì, tỉnh Hà-Đông cũ; nay là thôn Linh-Đàm, xã Hoằng-Liệt, huyện Thanh-Trì ngoại-thành Hà-Nội.  Đền Hiển-Khánh thờ một vị Thủy-thần, tương-truyền là học-trò của Chu Văn-An, được tôn xưng là Hoằng-Trạch Đại-Vương.

Theo Tang-thương Ngẫu lục,  ở xã Bằng-Liệt [tổng Thanh-Liệt] có đền Xà-Kiều thờ vị Thủy-thần con Long-vương ở Sông Nhuệ.  Tương-truyền vị thủy-thần này là học-trò của danh-sư Chu Văn-An.  Theo truyền-thuyết, đời vua Trần Minh-Tông [ở ngôi từ năm 1314 đến năm 1323], có năm đại-hạn.  Bấy giờ Chu Văn-An dạy học ở Linh-Đàm, thấy một người học-trò có tướng lạ thường từ Đầm Đại là hồ nuớc ở Linh-Đàm đi lên.  Chu Văn-An có ý ngờ người học-trò này là một vị thủy-thần.  Ông đã ngỏ lời nhờ người học-trò này hóa phép làm mưa để cứu nạn hạn-hán của dân-chúng địa-phương.  Người học-trò này đã vâng lời Thày, tạo mưa cứu nạn khô-hạn cho cả vùng Thanh-Liệt.  Xong việc, người học-trò “hóa” [kính-ngữ dành cho các vị thánh, thần từ-trần].  Dân-chúng địa-phương nhớ ơn người học-trò ấy và lập đền thờ…

Ngoài đền thờ Thủy-thần ở Bằng-Liệt và  Linh-Đàm,  các làng Tứ-Kỳ, Tựu-Liệtxã Đại-Từ [nay thuộc xã Đại-Kim] đều thờ vị Thủy-thần tương-truyền là học-trò của Chu Văn-An Tiên-sinh...

PHƯỢNG-HOÀNG SƠN

Đời vua Trần Dụ-Tông, sau khi dâng “Thất Trảm Sớ” xin chém 7 tên quyền-thần gian-nịnh trong triều mà vua không thuận, Chu Văn-An xin từ quan, về ở ẩn ở núi Phượng-Hoàng,  tự xưng là Tiều-Ẩn [có nghĩa là người tiều-phu ở ẩn].

Theo Dư-Địa Chí,  vùng núi Phượng-Hoàng thuộc xã Kiệt-Đặc  --  cho nên cũng gọi là núi Kiệt-Đặc  --  ở huyện Chí-Linh, trấn Hải-Dương; nay thuộc xã Văn-An – tên xã này là để vinh-danh lương-sư Chu Văn-An  --  ở huyện Chí-Linh, tỉnh Hải-Dương.  Vùng núi này, ngọn ở giữa cao chót-vót, hai bên trải dài như đôi cánh chim phượng cho nên gọi là núi Phượng-Hoàng hay Phượng-Hoàng Sơn… Nơi đây có lăng mộ và đền thờ danh-sư Chu Văn-An và những di-tích thời Chu Văn-An ẩn-cư ở đấy như  Giếng Son [ đáy giếng có bùn màu đỏ; người ta lấy bùn này phơi khô để làm son] (4); bên giếng có ao Miết-Trì  hay Ao Rùa hoặc ao Ba-Ba,  tục gọi là Đĩa Son [Chu Văn-Trinh từng làm thơ vịnh ao Miết-Trì]… và những địa-danh vào đời nhà Trần nay chỉ còn thấy ghi ở trong sử sách như chùa Huyền-Thiên, cung Tử-Cục, điện Lưu-Quang…

Theo Đại-Nam Nhất-Thống Chí  [tỉnh Hải-Dương],  núi Phụng-Hoàng hay Phượng-Hoàng Sơn  ở xã Kiệt-Đặc, cách huyện-lỵ Chí-Linh khoảng 12 dặm ta về phía bắc.  Đời vua Lê Hiển-Tông [ở ngôi từ 1740 đến 1786], Hiến-sát-sứ trấn Hải-Dương là Lê-Đản, dựng bia ở nơi nhà cũ danh-sư Chu Văn-An ẩn-cư với các hàng chữ “Chu Văn-An Tiên-Sinh Ẩn-Cư Xứ”.  Năm 1841 [dưới đời vua Thiệu-Trị],  Án-sát tỉnh Hải-Dương là Nguyễn-Thu [1799-1855; hiệu là Định-Phủ] đứng ra quyên góp và dựng đền ở nền nhà ẩn-cư xưa của Chu Văn-An, gọi là Phượng-Sơn Từ  tức đền Phượng-Sơn.  Đền có tự-điền để dân địa-phương cày cấy lấy hoa-lợi phụng-tự.  Các tác-phẩm và thơ văn về Chu Văn-An cũng được thu-thập biên-soạn thành tập  Phượng-Sơn Từ Chí Lược.  Năm 1904,  Đốc-học tỉnh Thanh-Hóa là Vương Duy-Trinh và  Đốc-học tỉnh Ninh-Bình là Nguyễn Thượng-Hiền đứng ra quyên góp và cho khắc mộc-bản để in tập sách nói trên.

Vùng núi Kiệt-Đặc hay Phượng-Hoàng Sơn từng được ca-tụng trong sách An-Nam Chí  là “nơi có suối trong rửa đá, hang thẳm thổi gió, cảnh-vật thật là siêu-thoát”.

Dư-Địa-Chí  của Phan Huy-Chú  cũng chép bài thơ của Tư-đồ Trần Nguyên-Đán [1325-1390; ông ngoại của Nguyễn-Trãi] vịnh núi Phượng-Hoàng,  nguyên-tác Hán-văn; phiên âm như sau :

Song Phụng du du, vọng yểu minh; 

Phụng-Hoàng vạn cổ ái phương-danh. 

Lân phong tháp đảo như cù ảnh, 

Miết thủy tuyền minh tác vũ thanh.

 Nguy đặng kinh niên, thương tiễn hợp. 

Tân  kiều, đái-lộ hắc chi sinh. 

Tùng phong nhật noãn huyên không hưởng, 

Tương tự lai nghi tấu cửu thành

Tố-Nguyên Nguyễn Thọ-Dực dịch ra thơ như sau :

Thấy đâu song phụng cõi mơ-màng,

Muôn thuở danh thơm nức Phượng-Hoàng.

Tháp ngã núi Lân hình sấu lộn,

Suối tuôn hồ Miết tiếng mưa vang.

Năm nhiều cỏ tiễn che ghềnh thác,

Cầu mới bông chi nở móc sương.

Êm-ấm thông reo thành chín khúc,

Giống như lại múa giữa triều-đường.

Sách Hải-Dương Phong-Vật Khúc  của Trần Đạm-Trai  (bản dịch của Nguyễn Đình-Diệm, Bộ Văn-hóa Giáo-dục và Thanh-Niên, Sài-Gòn, 1968), cũng ca-tụng nơi ở ẩn của Chu Văn-An như sau :

…Cánh Phượng-Hoàng mạch liền Phượng-Nhãn,

Nước cùng son bao cạn đĩa nghiên.

Xưa nay còn tiếng để truyền,

Có cung Tử-Cực có đền Lưu-Quang.

Tán kình thiên hàng ngàn tùng bách.

Cảnh thanh-u quy khách quý nho,

Am mây nối gót thầy Chu,

Rành-rành bia tạc ngàn thu bao mòn !

            Sách  Dư-Địa Chí cũng chép hai bài thơ của Chu Văn-Trinh Tiên-sinh khi ngọan-cảnh ở vùng núi Phượng-Hoàng. 

            Tại sườn núi Phượng-Hoàng có chùa Lệ-Kỳ, thời Trần-sơ, đạo-sĩ Huyền-Vân ẩn-cư ở đó để luyện thuốc tiên.  Chu Văn-Trinh Tiên-sinh có thơ vịnh cảnh ấy, nguyên-tác Hán-văn như sau :

            Vạn điệp thương sơn thốc họa bình,

            Tà dương đảo quải bán khê minh.

            Lục la kinh lý vô nhân đáo,

            Sơn thước đề yên thời nhất thanh.

            Tố-Nguyên  Nguyễn Thọ-Dực dịch ra thơ :

            Muôn lớp non xanh như bức vẽ,

            Bóng chiều ngã sang nửa dòng khe.

            Rêu phong đường tắt không người tới,

            Tiếng khách kêu mù có lúc nghe.

            Khi lên núi Thanh-Lương ở xã Hắc-Động; dưới núi có bến đò Vạn, đó là sông Thanh-Lương; trên đỉnh núi có chùa cổ, lên đây ngắm cảnh, tất cả núi sông của 7 huyện Kinh-Môn đều lọt vào tầm con mắt.  Chu Văn-Trinh Tiên-sinh có thơ vịnh, nguyên-tác Hán-văn như sau :

            Sơn yêu nhất mạt tịch dương hòanh,

            Lưỡng luỡng ngư châu ngạn bạn hành.

            Độc lập Thanh-Lương giang thượng vọng,

            Hàn phong táp táp nộn triều sinh.

            Tố-Nguyên tạm dịch ra thơ :

            Bóng tà một vạch ngang lưng núi,

            Thuyền chài đi đôi lối ven sông.

            Sông Thanh-Lương mãng đứng trông,

            Hiu-hiu gió lạnh đến cùng triều sinh.

           

            Ngoài Văn-Miếu Hà-Nội thờ danh-sư Chu Văn-An, trước thời Pháp-thuộc còn có đình  thôn Phương-Viên  [xưa là Hương-Viên] ở tổng Hậu-Nghiêm  [sau đổi là tổng Thanh-Nhàn], huyện Thọ-Xương, thành-phố Hà-Nội, cũng thờ Chu Văn-An.  Đình này đã bị chiến-tranh hủy-hoại năm 1951; các bài-vị và đồ thờ ở đình dời sang chùa Phương-Viên [chưa rõ hiện-trạng của chùa này].  Còn nền đình cũ nay là nhà cao-tầng…

CHÚ-THÍCH

1.  Chưa biết vì nguyên-do nào mà Tự-điển Nhân-Vật Lịch-Sử Việt-Nam [của Nguyễn Q.Thắng và Nguyễn Bá-Thế; Nhà Xuất-bản Văn-Hóa, 1993], tại trang 81 lại dùng họ CHÂU thay cho họ CHU và Tự-điển này không có họ CHU, theo đó  Chu-An hay Chu Văn-An đã chính-thức được đổi ra là CHÂU-AN (Chu Văn An).  Nếu cho rằng các tác-giả này là người Nam, quen dùng các họ gọi theo tiếng Miền Nam, thì tại sao, trong tự-điển nói trên lại có cả hai họ VÕ và họ VŨ ?  Chẳng hạn như trang 958 ghi là VÕ HỮU-LỢI;  trang 959 lại ghi là VŨ KHÂM-LÂM.  Vả các nhân-danh hay địa-danh dân-chúng đã quen dùng, nay đổi theo ý các soạn-giả hay nhà xuất-bản hoặc nhà nước thì khi nói tới thi-sĩ VŨ HOÀNG-CHƯƠNG  mà đổi là VÕ HOÀNG-CHƯƠNG, độc-giả sẽ rất bỡ-ngỡ;  ngay cả dùng họ này trong các dấu ( ) : Chẳng hạn như :  CHÂU-AN (CHU-AN).

2.  Theo Các Tổng Trấn Xã Danh Bị Lãm,  đầu đời nhà Nguyễn,  tổng Quang-Liệt có có các xã :  Quang-Liệt,  Tựu-Liệt,  Bằng-Liệt  [có 2 xóm Bằng Thượng và Bằng Hạ],  Linh-Đường [hay Linh-Đàm; có 2 thôn Linh-Đường và Đại-Từ] và Hoằng-Liệt.  Đời vua Thiệu-Trị, năm 1844, vì kỵ húy, đổi tên tổng và xã Quang-Liệt ra là Thanh-Liệt. Theo Danh-mục Các Làng xã Bắc-Kỳ  của Ngô Vi-Liễn,  tổng Thanh-Liệt  có 6 xã :  Thanh-Liệt  [Quang-Liệt cũ],  Bằng-Liệt [có 2 làng Bằng-Liệt Thượng và Bằng-Liệt Hạ],  Linh-Đàm [hay Linh-Đường],  Pháp-Vân  [hay Kẻ Vân; nguyên là một thôn của xã Hoằng-Liệt], Tứ-Kỳ  [tục danh là làng Đình Gạch hay Làng Tứ; nguyên là một thôn của xã Hoằng-Liệt] và Tựu-Liệt.

3. Thôn Văn còn có Đình Ngoại thờ Ông Phạm-Tu  [476-548],  một vị tướng của Lý-Bôn tức vua Lý Nam-Đế.

4.  Theo Chí-Linh Phong-Thổ Ký  [khuyết-danh],  chân núi Kiệt-Đặc tức Phượng-Hoàng Sơn có Giếng Son, đáy giếng có bùn đỏ; người ta dùng ống tre cắm xuống đáy giếng lấy bùn đỏ lên,  đem phơi khô có được thứ son “nhất hạng”.  Những son lấy được trên mặt đất ở vùng núi này không phải là son hảo-hạng như ở Giếng Son.  Vì đặc-sản này mà dân  địa-phương bị đánh thuế nặng, nên họ đã lấp giếng đi nay không rõ giếng ở đâu.  Tiến-sĩ Thái-Thuận  [trong Tao-Đàn Nhị-Thập-Bát Tú  đời vua Lê Thánh-Tông] làm thơ có nhắc về việc này như sau :  Tăng hộ thường quan nhân úy hổ;  Thanh nham đa quật vị tầm châu;  có nghĩa là : Vì sợ cọp, cửa thiền vẫn đóng; Muốn tìm châu [tức “son”] mà hang đá bị đào tung [để tìm Giếng Son].  “Châu  hay “chu” là màu son đỏ [dùng để chấm bài cho học-trò].  Bút phê của Vua gọi là  Châu-Phê  và những giấy tờ có lời phê màu son đỏ của Vua gọi là  Châu Bản.  Bản dịch Dư-Dịa Chí của Tố-Nguyên về giếng ở chân núi Phượng-Hoàng, không rõ nguyên-bản ra sao, đã dịch lầm như sau : “Dưới núi có giếng, đáy giếng có ngọc châu tốt nhuyễn như bùn, phơi khô thành ngọc”. 

* Các Địa-danh trên trích trong Sơ-thảo Bách-khoa Tự-điển ĐỊA-DANH VIỆT-NAM  của H.M.P. & L.C.T.T. [chưa xuất-bản]

 

HÀ  MAI-PHƯƠNG  &  LƯU-CHU  THANH-TAO

 

Bạn đang ở trang: Home Bài viết